Vingroup xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn

UBND TP kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư xây dựng toàn tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường chui dạ cầu Sài Gòn).

Khi hoàn thành, đoạn đường ven sông Sài Gòn sẽ kết nối, hình thành trục giao thông ven sông song hành với trục đường Nguyễn Hữu Cảnh

Theo thông tin từ UBND TPHCM, việc điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hiện hữu thành phố (930ha) tại các khu vực bị ảnh hưởng trong phạm vi ranh thực hiện dự án đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến cầu Sài Gòn).

UBND TP yêu cầu Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đường sắt đô thị, UBND quận 1, Bình Thạnh thẩm định về phạm vi, ranh giới, phương án thiết kế kỹ thuật tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường chui dạ cầu Sài Gòn), mép bờ cao sông Sài Gòn (đoạn từ công viên bến Bạch Đằng đến cầu Sài Gòn), để đảm bảo kết nối đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật của tuyến đường ven sông với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực và không ảnh hưởng đến tuyến metro số 1.

UBND TP chấp thuận đề nghị của Tập đoàn Vingroup - Công ty CP tự nguyện chi trả kinh phí và đầu tư xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn tiếp giáp với 2 dự án khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu phức hợp Tân Cảng - Sài Gòn, do đơn vị này làm chủ đầu tư. Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tính toán kinh phí đầu tư xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn vận động các chủ đầu tư có dự án tiếp giáp với tuyến đường này, hỗ trợ đầu tư xây dựng tuyến đường. Phần còn lại của tuyến đường ngân sách thành phố chi trả.

Dự kiến tuyến đường ven sông Sài Gòn hoàn thiện sẽ giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu, đồng thời tạo bộ mặt đô thị TP ngày càng khang trang, hiện đại.

Thái Sơn

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top