Viết về nông nghiệp cần “Gạn đục khơi trong”

16:56 19/07/2016 - Tác nghiệp
Đã có không ít chính sách để phát triển nông nghiệp nói chung, hỗ trợ người nông dân nói riêng,song còn mộtsố chính sách“chưa thực sự đi vào đờisống”, đó là“trăn trở”của không ít chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo tại hội thảo“Nhà báo và vấn đề chính sách cho nông dân”do Báo Nông thôn Ngày nay, Câu lạc bộ phóng viên nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nhà Văn hóa - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 30/6, tại Hà Nội.

Những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được phản ánh kịp thời qua báo chí. Ảnh minh họa

Báo chí góp phần thay đổi “bộ mặt” của nông nghiệp

Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT), 30 năm sau đổi mới, “bộ mặt” nông thôn Việt nam đã có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn... phát triển mạnh.

Đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đội ngũ những người làm báo không quản ngại khó khăn, ngày đêm lăn lộn, thâm nhập thực tế, sát cánh cùng người nông dân để phản ánh trực tiếp những vấn đề trăn trở, nóng hổi của quá trình phát triển. báo chí đã mở ra cánh cửa để toàn xã hội hiểu thêm vai trò của nông nghiệp và thực trạng cuộc sống nông thôn, là nhịp cầu mang hình ảnh nông nghiệp, nông thôn Việt nam đến với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được phản ánh qua báo chí vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. chưa có nhiều tác phẩm báo chí có nội dung phong phú, khắc họa sinh động đời sống người nông dân, các tấm gương điển hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. có rất ít bài viết đi sâu phản ánh những vấn đề nóng bỏng, bức thiết đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. chưa có nhiều bài viết nêu bật những vấn đề được dư luận quan tâm về mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững.

Theo nhiều đại biểu, việc một số cơ quan báo chí phản ánh những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm hay dịch bệnh gia súc, gia cầm, mặc dù là phản ánh đúng nhưng vô tình làm nông dân “điêu đứng” vì người tiêu dùng tẩy chay không mua sản phẩm đó, dù rằng trên thị trường vẫn còn nhiều sản phẩm cùng loại đảm bảo tiêu chí sạch và an toàn.

Để báo chí trở thành “điểm tựa” của người nông dân

Làm thế nào để báo chí gắn bó mật thiết với cuộc sống của bà con nông dân? Làm sao để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, tạo việc làm mới, phát triển công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ mang lại thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân? Làm gì để nông dân được cất tiếng nói, bày tỏ được nguyện vọng, trình bày được ý kiến là nhiệm vụ nặng nề đặt trên vai các nhà báo.

Thách thức lớn nhất của nông nghiệp hiện nay là khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp Việt nam còn thấp. mặc dù thời gian qua nhiều người đã hài lòng và tự hào rằng, chúng ta tuy sản xuất nhỏ lẻ nhưng vẫn đạt được những thành tích lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhiều sản phẩm có lượng xuất khẩu khá, chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, song thực sự nếu muốn tiến lên sản xuất hàng hóa lớn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp rất cần những chính sách “đột phá”.

Thực tiễn ấy đòi hỏi báo chí phải đưa ra những đề xuất, kiến nghị, lý giải, mổ xẻ phân tích xác đáng và cả những phản biện chính sách sắc bén. Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng hội nông dân Việt Nam, trong giai đoạn mới, thay đổi tư duy làm chính sách là điều quan trọng. Về vấn đề này, báo chí nói chung cần góp “tiếng nói” quyết liệt hơn trong phản ánh tâm tư nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng của người nông dân để cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách sát thực tế, đi vào cuộc sống.

Để làm được điều đó, theo nhiều chuyên gia, nhà báo phải biết “gạn đục khơi trong” chọn vấn đề nào có tính tiêu biểu, đúng bản chất vụ việc để phản ánh, nhằm đảm bảo được tính định hướng tích cực đối với dư luận, chứ không phải gặp việc gì, vấn đề gì là phản ánh theo kiểu sao chụp, hoặc thổi phồng, bóp méo sự thật.

Mặt khác, để tác phẩm có sức hấp dẫn đối với bạn đọc, cần có sự thể hiện tinh tế, hài hòa, hợp lý giữa tính khoa học và các thể loại báo chí. Thực tế, nhiều nhà báo đã thành công trong thể hiện đề tài nông nghiệp, được bạn đọc đánh giá cao.

Báo chí luôn song hành với người nông dân, bởi lẽ mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn chứa đựng trong mình nhiều thông điệp mới mẻ của đời sống, yêu cầu cấp thiết của thời đại. Vì thế, nó sẽ là đề tài không bao giờ cũ. chỉ có điều, sức khái quát và tác động đến đâu lại phụ thuộc vào cái nhìn, ngòi bút tâm huyết ở mỗi người làm báo.

Phóng viên phải tích cực đi cơ sở, thâm nhập thực tế, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, bài viết mới sinh động, thiết thực, mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống. Báo chí phải tạo ra diễn đàn uy tín để bạn đọc, các nhà quản lý, nhà chuyên môn, người nông dân chia sẻ những quan điểm suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm. Đặc biệt, các tòa soạn cũng cần có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên và các cộng tác viên chuyên viết về mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vì đây là chủ đề rộng, đòi hỏi người viết phải lăn lộn với thực tế để bắt nhịp được với cuộc sống. Quá trình tác nghiệp như vậy rất tốn kém thời gian và kinh phí để tiếp cận thực tế.


Ngọc Thành
©Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top