Về nguồn ‘Thắp sáng ngọn lửa tri ân’

Mang tri ân cùng “ngọn lửa” lan tỏa tấm lòng biết ơn đến với tỉnh Quảng Trị, Hội Nhà báo Việt Nam đã có một hành trình về nguồn trọn vẹn nghĩa tình, bày tỏ lòng thành kính đối với thế hệ anh hùng liệt sỹ, đền đáp ơn nghĩa với các bậc lão thành đi trước cũng như tiếp thêm động lực cho những học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên mảnh đất thiêng của tỉnh Quảng Trị.

Biết ơn

Chuyến hành trình về nguồn với chủ đề “Thắp sáng ngọn lửa tri ân” kéo dài hơn 03 ngày với nhiều hoạt động ý nghĩa của Hội Nhà báo Việt Nam đã kết thúc với nhiều dư âm nghĩa tình.

Trên hành trình đó, đoàn công tác Hội bắt đầu và kết thúc tại các địa chỉ đỏ của đất lửa Quảng Trị, nơi mà những mùa hè đỏ lửa năm xưa nhuốm cả màu đỏ của máu đã lấy đi thanh xuân của một thế hệ, để trả lại màu xanh hòa bình cho đất nước.

Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn_Ảnh: PV. 

Dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam kính cẩn thỉnh chuông cầu nguyện anh linh các anh hùng liệt sỹ. Tiếng chuông vang vọng rơi vào khoảng tĩnh lặng trong không gian rộng lớn là nơi an nghỉ của hơn 10.263 liệt sỹ, đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Âm thanh ấy xuyên qua những làn hương khói được thắp bởi các cơ quan, đoàn thể, đơn vị ghé đến để bày tỏ một nỗi lòng ghi công.

Nơi đây, nhiều bia đá vẫn quạnh hiu ghi dòng chữ “Mộ Liệt sỹ chưa xác định được thông tin”, để lại nỗi xót xa cho người ở hậu thế. Đại diện Hội Cựu chiến binh cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam kính cẩn thắp nén nhang và dành những phút mặc niệm trong không khí trang nghiêm.

Tại Thành Cổ Quảng Trị, nấm mồ chung của hàng ngàn chiến sỹ ghi dấu 81 ngày đêm năm 1972, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục hành lễ dâng hoa, dâng hương. Những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại Thành Cổ Quảng Trị đã góp phần quan trọng vào thắng lợi trên bàn đàm phán Hội nghị Paris, tạo bước đệm cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy của toàn dân tộc mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đoàn Thanh niên cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam thắp nén hương tỏ lòng biết ơn_Ảnh: PV. 

Bản hùng ca bất tử đến nay vẫn còn vang vọng mãi, là biểu tượng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cũng là tượng đài để thế hệ trẻ ngưỡng vọng và giữ vững, nối dài tinh thần dân tộc bất khuất.

Tri ân

Tuy chiến tranh đã đi qua nhiều năm, đất nước nay cũng được phủ màu xanh hòa bình và tiếp đà phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực nói chung và Quảng Trị cũng phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo, mang đến nhiều cơ hội bứt phát, nhưng ở nhiều nơi trên mảnh đất thiêng, vẫn còn đó nhiều nỗi đau mà bom đạn chiến tranh để lại.

Ông Nguyễn Văn Tân (72 tuổi) là một thương binh nhiễm chất độc da cam tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, từng tham gia chiến đấu trên chiến trường. May mắn hơn nhiều đồng đội, chiến sỹ đã ngã xuống, ông Tân biết ơn với hòa bình của hiện tại, và hơn hết, những quan tâm, tình cảm của các cơ quan, đơn vị,… là nguồn động viên với những mất mát mà bản thân người cựu binh cùng những đồng đội đã trải qua.

Trao tặng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn_Ảnh: PV.  

“Nay, nhận được sự hỗ trợ quan tâm của những người làm báo thì tôi rất phấn khởi. Đây là nguồn động viên to lớn đối với những người có công, gia đình liệt sỹ, thương binh, cũng là động lực để chúng tôi khắc phục khó khăn nhằm vươn lên trong cuộc sống, góp phần để đóng góp xây dựng cho quê hương đất nước”, ông Tân cho biết.

Ông Tân là một trong nhiều gia đình, cá nhân các gia đình chính sách mà Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng các phần quà, hỗ trợ cho chuyến đi về nguồn tại tỉnh Quảng Trị. Tổng kết chuyến đi, 07 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, 02 con bò là phương tiện sinh kế đã đến với các gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Hơn 200 suất quà đến với các hoàn cảnh khó khăn; hàng trăm suất học bổng dành cho học sinh nghèo vượt khó và 150 chiếc xe đạp cùng máy tính bảng đến với các em học sinh, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, cũng nhân hành trình, một lớp học tại điểm trường tiểu học Bản 2, thôn thuận 2, xã Thuận, huyện Hướng Hóa… 

Bên cạnh đó, hàng nghìn lá cờ Tổ quốc được các cơ quan báo chí trao tặng cho vùng hải đảo, biên cương; cùng phần quà giúp ngư dân bám biển,... được trao tặng trong thời điểm tháng 7 thiêng liêng, góp phần tiếp nối truyền thống yêu nước, tiếp tục giữ gìn dáng hình của Tổ quốc. 

Những phần quà nhỏ là tình cảm và sự sẻ chia mà những người làm báo cùng những cơ quan, đoàn thể, đơn vị dành cho các thế hệ trước cùng tương lai mai sau của Quảng Trị, góp phần cùng mảnh đất thiêng vươn lên bền vững từ những điều thiêng liêng được giữ gìn.

Khánh Trinh 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top