Vai trò của báo chí trong truyền thông bảo vệ môi trường

Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), phóng viên Tạp chí Người Làm Báo đã có buổi trò chuyện cùng Hoa hậu Môi trường thế giới Nguyễn Thanh Hà về bảo vệ môi trường.

Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà tham gia lễ phát động Tết trồng cây 

 Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà chia sẻ, trong suốt thời gian trở thành hoa hậu, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cô chú, anh chị nhà báo đã giúp Thanh Hà có thêm cảm hứng và kiên trì theo đuổi hoạt động môi trường.Mỗi sự kiện Hoa hậu Môi trường thế giới có mặt, mỗi chương trình cần nhiều sự ủng hộ của xã hội, các cơ quan truyền thông và những người làm nhà báo đã giúp cho các họat động thành công và được đón nhận. Ngoài ra, báo chí còn giúp tôi hiểu được môi trường chỉ có thể đến với người dân bằng nhận thức đúng đắn và bền bỉ.

Hoa hậu Môi trường thế giới tâm sự, có một nữ nhà báo từng chia sẻ với tôi rằng, bài viết về môi trường trên báo thường không có nhiều người đọc, khiến nhà báo đôi khi thấy nản lòng, hoặc không hoàn thành chỉ tiêu "view". Nhưng các tờ báo vẫn chủ trương làm, vì đây là thông tin quan trọng với cuộc sống cộng đồng.

Trong những chương trình lớn Hoa hậu Môi trường thế giới Nguyễn Thanh Hà theo đuổi như: Hỗ trợ người dân miền Tây trong hoàn cảnh bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, các anh chị nhà báo là người cung cấp thông tin mùa hạn mặn từng ngày, từng tuần, để những mạnh thường quân hiểu người dân địa phương cần gì, và hành động gì là cấp thiết nhất trong mỗi giai đoạn vượt qua hạn mặn; Chương trình  trồng một tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh", cũng chính các anh nữ nhà báo đã viết về các sáng kiến ở hẻm, khu phố, ở khu dân cư, chung cư, ở những khu phòng trọ... mà mọi người có hoạt động chăm sóc không gian công cộng và trồng thêm cây xanh. Mỗi nỗ lực đều trở thành sáng kiến, từ đó hành vi và hình ảnh đẹp của những nhóm gia đình trồng cây xanh, những hẻm phố sạch đẹp... được lan tỏa và càng làm người dân ở thành phố "mê mẩn" và cố gắng tạo ra điều đó ở chính nơi mỗi người sinh sống.

Tuy nhiên, Thanh Hà cũng hiểu bảo vệ môi trường là nỗ lực lâu dài về nhận thức. Như chuyện phân loại rác thải tại nguồn, tại nhà, hay chuyện tiết kiệm điện, nước... đều cần có thời gian, vì đó là sự thay đổi lối sống hàng ngày. Để làm được điều đó, các nhà báo lại là nơi quan trọng nhất, như "tiếng chuông" nhắc nhở về điều này, bằng diễn giải khoa học, lời khuyên giúp tiết kiệm, hoặc các chuyên mục về lối sống xanh, sống thân thiện với môi trường.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của biến đổi khí hậu, nhiều tài nguyên không còn dồi dào như trước. Người trẻ sống trong không gian có nhiều áp lực, phải thích nghi với môi trường cực đoan, phải hành động để không rơi vào tình trạng không có kiến thức về biến đổi khí hậu, bị căng thẳng về cảm xúc. Chính trong giai đoạn này, những bài viết kịp thời, cập nhật đúng lúc, có cơ sở khoa học, sẽ giúp mọi người sống hài hòa hơn với cộng đồng, không gian sống và môi trường thiên nhiên. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội, cả nhân loại trên toàn cầu, là trụ cột quan trọng của phát triển bền vững. Do vậy, trong công tác bảo vệ môi trường, cơ quan truyền thông, báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong công tác tuyên truyền về các chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân.

Nhân Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà trân trọng ghi nhận, cảm ơn và đóng góp của những người làm báo viết về môi trường. Một lần nữa, Hoa hậu chân thành cảm ơn những người làm báo đã đồng hành với Thanh Hà trong suốt thời gian hoạt động về môi trường vừa qua.

Ngọc Bích (thực hiện)

   

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top