Ưu tiên chi ngân sách cho phòng, chống dịch

21:51 03/08/2021 - Kinh tế
Theo Báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), trong 7 tháng đầu năm 2021, Trung ương đã chi 4,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng năm 2021 cho công tác phòng chống dịch COVID-19. Còn các địa phương đã chi 760 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Một đơn vị sản xuất vaccine, sinh phẩm, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện 7 tháng đạt 48% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 35,5%; chi trả nợ lãi đạt 59,2%; chi thường xuyên đạt 55,2% dự toán.

Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 7 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cả ngân sách Trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP) đã ưu tiên bố trí chi cho phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, Trung ương đã chi 4,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng năm 2021 cho công tác phòng chống dịch COVID-19; các địa phương đã chi 760 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh đó, đã xuất cấp 18.300 tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân.

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển 7 tháng đầu năm vẫn chậm, mới đạt 36,71% kế hoạch (cùng kỳ năm 2020 đạt xấp xỉ 40,67%), nhất là vốn ngoài nước chỉ đạt 7,52% kế hoạch.

Tổng thể cân đối NSNN 7 tháng có thặng dư (thu lớn hơn chi), trong đó ngân sách Trung ương bội chi, ngân sách địa phương thặng dư; chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa bảo đảm nguồn bù đắp bội chi ngân sách Trung ương và thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn của NSNN; thực hiện phát hành được 169,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,67 năm, lãi suất bình quân 2,27%/năm.

Ở chiều ngược lại, thu NSNN 7 tháng đầu năm nay ước đạt 67,9% dự toán, tăng 15,6% so cùng kỳ năm 2020, trong đó, thu nội địa ước đạt 65,6% dự toán, tăng 12,9%; thu từ dầu thô ước đạt 94,9% dự toán, giảm 5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 81,5% dự toán, tăng 37,5%.

Có 10/12 khoản thu và nhóm khoản thu nội địa bảo đảm tiến độ thu dự toán (trên 58%), bao gồm cả các khoản thu quan trọng từ 3 khu vực kinh tế, như: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 63,7% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ 2020; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,8% dự toán, tăng 15,6%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 68,8% dự toán, tăng 40,1%.

Hiện có 59 địa phương thu nội địa đạt trên 58% dự toán, trong đó có 47 địa phương thu đạt trên 63% dự toán, 53 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ, một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15%.

Có 4 địa phương tiến độ thu dự toán đạt thấp là Hòa Bình (52,8%), Sơn La (57,9%), Đà Nẵng (57%) và Tiền Giang (56,5%).

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng kết quả thu nội địa 7 tháng đạt khá, chủ yếu nhờ đà phục hồi khả quan của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020.

Việc chi cho phòng, chống dịch COVID-19 được Chính phủ hết sức quan tâm. Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1376/QĐ-TTg ngày 1/8/2021 bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để mua vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chủ động quyết định việc sử dụng kinh phí được giao cho phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến của công tác phòng, chống dịch và phù hợp với yêu cầu chuyên môn theo từng giai đoạn. 

Theo VGP

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top