Truyền thông đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay: Những vẫn đề đặt ra

Trong bối cảnh của sự bùng nổ thông tin ngày nay, truyền thông đối ngoại xuyên biên giới và vượt qua mọi trở ngại về địa lý và chọc thủng các rào cản về thể chế để tiếp cận công chúng quốc tế. Ở góc độ truyền thông mới, nó cũng bao hàm ý nghĩa của truyền thông quốc tế, nghĩa là có sự truyền bá thông tin giữa các quốc gia khác nhau, với ý nghĩa chủ thể là một quốc gia trong bối cảnh bùng nổ truyền thông, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin và sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới hiện nay. Vừa qua, Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo chuyên đề: Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta trong tình hình mới.

Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin. Truyền thông quốc tế từ những nền tảng truyền thông truyền thống đến các loại hình truyền thông mới, các nhà nghiên cứu truyền thông số và chính bản thân mỗi công dân mạng đều không nghi ngờ về xu thế phát triển tất yếu và vai trò quan trọng của truyền thông quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Điều này cũng đã và đang tác động rất lớn đến truyền thông đối ngoại về chủ quyền biển đảo quốc gia và các vấn đề ngoại giao.

Tại Hội thảo này, có nhiều tham luận, ý kiến đóng góp, trao đổi của các nhà khoa học quan tâm đến chủ đề truyền thông quốc tế bảo vệ chủ quyền biển đảo và nêu ra nhưng vấn đề lý thuyết, thực tiễn, kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, xây dựng các nội dung truyền thông, sử dụng các công cụ phương tiện truyền thông và mục tiêu, mục đích hiệu quả của truyền thông quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.


Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta trong tình hình mới”.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh – Trưởng khoa Quan hệ quốc tế cho biết: Truyền thông đối ngoại là truyền thông hướng ra bên ngoài biên giới quốc gia. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin ngày nay, truyền thông đối ngoại vượt qua mọi trở ngại về địa lý, chọc thủng các rào cản về thể chế để tiếp cận công chúng quốc tế. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình phát triển xã hội thông tin. Truyền thông quốc tế, từ những nền tảng truyền thống đến các loại hình truyền thông mới, trực tuyến đa dạng, không bị yếu tố địa lý cản trở và cung cấp vô vàn các tiện ích cho người tham gia, sử dụng. Các nhà nghiên cứu truyền thông số và bản thân mỗi công dân mạng đều không nghi ngờ về xu thế phát triển tất yếu, vai trò quan trọng của truyền thông quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Điều này cũng đã và đang tác động rất lớn đến truyền thông đối ngoại về chủ quyền biển đảo quốc gia và các vấn đề ngoại giao.

Tham luận tại Hội thảo, TS Lại Thái Bình - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao cho biết: Trong bối cảnh các nước chịu nhiều áp lực phục hồi sau Covid-19 và ứng phó với những hệ lụy nhiều mặt của xung đột Nga – Ukraine, Biển Đông tiếp tục có vai trò quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế, đảm bảo lưu thông hàng hóa, năng lượng, đáp ứng các nhu cầu thủy hải sản… Trong khi đó, Biển Đông tiếp tục đứng trước nguy cơ gia tăng của các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn lậu, thiên tai, biến đổi khí hậu. Cạnh tranh nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, trên nhiều lĩnh vực tiếp tục có tác động hai chiều đến tình hình Biển Đông. Mặt khác, tình hình căng thẳng cũng làm Biển Đông đứng trước nguy cơ bùng nổ xung đột cục bộ và thậm chí leo thang trong những tình huống hiểu nhầm chiến lược.

Tại Hội thảo, Đại tá, ThS Đào Văn Đệ - Ban Tổ chức Cán bộ, Học viện Chính trị Khu vực I chia sẻ: Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển của dân tộc ta. Không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú với giá trị kinh tế lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm quốc phòng, an ninh, là địa bàn chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm gần đây tình hình biển, đảo, đặc biệt là Biển Đông xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều nước, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực, làm cho tình hình thêm căng thẳng, đe dọa đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hoà bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Đại tá, ThS Đào Văn Đệ - Ban Tổ chức Cán bộ, Học viện Chính trị Khu vực I tham luận tại Hội thảo.

Trao đổi tại Hội thảo, nhà báo, ThS. Vũ Duy Hưng – Giám đốc Trung tâm Truyền hình Nhân dân, Báo Nhân Dân cho rằng, Những hạn chế thể hiện ở việc phối hợp triển khai giữa các cơ quan trong tổ chức tuyên truyền, giáo dục và phổ biến thông tin về biển, đảo, giữa Trung ương và địa phương chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, không thường xuyên. Nội dung và hình thức tuyên truyền chưa thực sự phát huy hiệu quả ở những khu vực đặc thù như biên giới, vùng sâu, vùng xa và các huyện đảo. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị của một số nhà báo, đội ngũ chuyên trách làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về biển, đảo chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ, đặc biệt là sự hiểu biết về các vấn đề pháp lý trong nước và quốc tế liên quan đến biển, đảo. Có những thông tin trên báo chí chưa chuẩn xác, trong đó, những từ ngữ liên quan biển đảo có chỗ sai về nội hàm. Thông tin chưa tạo thành những kho tàng, thư viện có sức hút, khả năng quảng bá mạnh.

Nhà báo, ThS. Vũ Duy Hưng – Giám đốc Truyền hình Nhân dân trao đổi tại Hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, TS, nhà báo, Hoàng Anh Tuấn - Tạp chí Người Làm Báo, Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ, những năm qua, tình hình Biển Đông xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều nước, đe dọa đến chủ quyền và quyền tài phán của nước ta… Do đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo và chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cần tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, biên giới lãnh thổ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam tới bạn bè thế giới. Việc các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường vai trò trong thông tin tuyên truyền về biên giới, biển đảo là hết sức cần thiết trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay. Đặc biệt công tác thông tin, tuyên truyền cũng đã thúc đẩy và khai thác hiệu quả những đánh giá, bình luận tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, về môi trường kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch; những thành tựu, dấu ấn của Việt Nam trên các lĩnh vực; những đóng góp của Việt Nam nỗ lực chung của quốc tế vì hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ.

Tiến sĩ, Nhà báo Hoàng Anh Tuấn - Tạp chí Người Làm Báo, Hội Nhà báo Việt Nam tham luận tại Hội thảo.

Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh – Trưởng khoa Quan hệ quốc tế nhấn mạnh: Hội thảo đã thành công tốt đẹp với sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các nhà khoa học. Hội thảo đã được lắng nghe và tiếp thu nhiều ý kiến chia sẻ tâm huyết của các đồng chí là nhà báo, nhà quản lý báo chí truyền thông. Các ý kiến phát biểu của các nhà khoa học đã cung cấp thêm những luận cứ khoa học hữu ích, gợi mở, định hướng cho nhóm nghiên cứu đề tài góp phần tạo nên thành công của đề tài “Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta trong tình hình mới”.

Có thể nói, những đòi hỏi cấp bách nêu trên dẫn đến yêu cầu có tính cấp thiết trong thực tiễn báo chí truyền thông nước ta hiện nay là: cần xây dựng một hệ thống lý luận và thực tiễn nghiên cứu quản lý truyền thông trên mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay. Đề tài cấp Bộ, Truyền thông đối ngoại với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta trong tình hình mới nghiên cứu thực tiễn sử dụng, quản lý thông tin truyền thông đối ngoại thông qua khảo sát thực tế ở Việt Nam hiện nay, từ đó thống nhất những nhận thức về yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm đề xuất một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thông tin truyền thông quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng nêu rõ được những thuận lợi cũng như những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện truyền thông quốc tế bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Việt nam hiện nay để có thể đề ra được những phương hướng, giải pháp khắc phục, nhằm tham mưu, tư vấn cho việc hoạch định chính sách về truyền thông quốc tế bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Hoàng Tuấn
 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top