Tri ân Báo NTNN/Dân Việt nỗ lực bảo vệ thiên nhiên

Sáng 16/8, tại Tòa soạn Báo NTNN/Dân Việt, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã tặng giấy khen, tri ân Báo NTNN/Dân Việt và nhóm phóng viên đã có nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam:

Quang cảnh chương trình

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW cho biết: "Chúng tôi rất ấn tượng với những đóng góp của Báo NTNN/Dân Việt trong việc điều tra phanh phui các vụ việc chặt phá rừng, săn bắt chim hoang dã và đặc biệt là săn bắt động vật hoang dã trái phép trên khắp cả nước. 

Chúng tôi ghi nhận và mong muốn đưa những câu chuyện tích cực trong công tác bảo tồn để xây dựng niềm tin với cộng đồng".

"Chưa bao giờ trong lịch sử bảo tồn ở Việt Nam mà trong 3 ngày có 3 chuyên án, tang vật tịch thu 24 cá thể hổ và 4 cá thể tê tê như vừa diễn ra ở tỉnh Nghệ An, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ các thông tin ban đầu của nhóm phóng viên Báo NTNN/Dân Việt. 

 Điều này thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Biên tập và tinh thần dũng cảm, nhiệt huyết của phóng viên. Chúng tôi tri ân Ban Biên tập, Tòa soạn báo và nhóm Phóng viên điều tra" - ông Thái cho biết thêm.

Tổng Biên tập Báo NTNN/Điện tử Dân Việt (phải) trao quà lưu niệm cho ông Nguyễn Văn Thái. Ảnh: Lê Hiếu.

Ông Lưu Quang Định - Tổng biên tập Báo NTNN/Dân Việt cảm ơn Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đã ghi nhận và tri ân những nỗ lực của Báo NTNN/Điện tử Dân Việt và nhóm phóng viên.

Ông Lưu Quang Định nói: "Chúng tôi rất chia sẻ những khó khăn trong công cuộc bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, bảo tồn Thiên nhiên nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng là một trong những nội dung Báo NTNN/Dân Việt quan tâm phản ánh. Chúng tôi rất vui khi được các tổ chức bảo tồn ủng hộ quý Báo".

Từ cuối năm 2020 đến nay, dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid -19, Báo NTNN/Dân Việt đã liên tiếp thực hiện các loạt bài điều tra thể hiện sự dấn thân của nhóm phóng viên, tạo hiệu ứng xã hội, được bạn đọc quan tâm.

Đặc biệt là các loạt bài liên quan đến chủ đề bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên như: Đột kích các tổng kho hành quyết chim trời; Phá rừng pơ mu như trảy hội ở vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên; Phá rừng nghiến quy mô lớn chưa từng có ở Hà Giang; Thủ đoạn hô biến những cánh rừng cổ thụ; gần đây nhất là loạt phóng sự điều tra "Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng ở Nghệ An".

Backdrop chương trình

Như Dân Việt đã thông tin, sau khoảng một năm điều tra khu vực nuôi nhốt hổ trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (và nhiều vùng khác), cuối tháng 4/2021 nhóm phóng viên đã liên hệ với Ban giám đốc Công an tỉnh Nghệ An và làm việc trực tiếp với Phòng Cảnh sát Môi trường để cung cấp thông tin, hình ảnh tố cáo.

Cần nghiêm túc bảo vệ động vật hoang dã

Sau một thời gian điều tra, ngày 4/8/2021, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra, thu giữ 17 cá thể hổ trưởng thành tại hai hộ dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Ngày 1/8, lực lượng chức năng cũng thu giữ 7 cá thể hổ con bị vận chuyển trái phép trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Tăng cường truyền thông về bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã

Cùng ngày, cũng theo thông tin, hình ảnh cung cấp của nhóm phóng viên trước đó, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An bắt đối tượng Cao Xuân Hùng, ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu với tang vật là 4 cá thể tê tê có trọng lượng 21kg.

Lên án các hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép

Như chúng ta đã biết, từ ngày 4/8/2021 đến ngày 9/8/2021, Báo NTNN/Dân Việt đã đăng tải loạt 5 kỳ phản ánh tình trạng săn bắt, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép dọc quốc lộ 7, trên địa bàn các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trong một lần phát biểu trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Ý KIẾN CỦA BÀ NGUYỄN THỊ LỆ THỦY – PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỐC HỘI:

Tôi thấy rằng không chỉ tình trạng buôn bán, mà cả săn bắt, sử dụng động vật hoang dã, hợp pháp hóa động vật hoang dã thành động vật nuôi nhốt để buôn bán, bất kể động vật hoang dã trong sách đỏ hay ngoài sách đỏ ở nước ta hiện nay rất phức tạp, khó kiểm soát và đáng báo động.

Không chỉ động vật sống mà cả sản phẩm từ động vật hoang dã từ thịt, da, vảy, răng, mật, xương… đều được buôn bán, sử dụng trái phép; tội phạm trong lĩnh vực này manh động, trang bị đủ loại vũ khí không thua gì tội phạm về ma túy. 

Có cung mới có cầu, việc tiêu thụ chỉ tập trung vào người có tiền, theo những thông tin từ các bài báo và cách xưng hô của các tay buôn thì có thể đoán được người tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã là thành phần nào rồi. 

Trên thực tế, ở nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng quảng cáo, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã công khai, thậm chí nuôi nhốt, buôn bán những cá thể sống động vật hoang dã dọc các tuyến quốc lộ, các chợ truyền thống, kể cả rao bán trên không gian mạng...

Tôi cho rằng, cần thực hiện nghiêm pháp luật về động vật hoang dã gắn với trách nhiệm người đứng đầu địa phương; Gắn trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc nuôi nhốt, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã.

Đồng thời, siết chặt quản lý nhà nước, hạn chế cấp phép, tăng cường giám sát việc nuôi nhốt động vật hoang dã, tiến tới cấm nuôi nhốt động vật hoang dã. 

Cần bổ sung các căn cứ khoa học về công dụng thật sự của việc sử dụng động vật hoang dã để tuyên truyền hiệu quả trong cộng đồng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin, tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong điều tra, khảo sát, giám định, bảo tồn động vật hoang dã và phòng chống tội phạm về buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top