Trao 2 giải A, 3 giải B, 4 giải C và 10 giải khuyến khích Giải Báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển lần thứ IV"

Sáng 30/12, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết và Trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ IV với Chủ đề: “Chuyển đổi số-động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững”.
Hải Phòng:

Ban Tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải A_Ảnh:PV.

Dự Lễ trao giải có các đồng chí: Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Tổ chức giải, Nguyễn Trí Tín, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân các quận, huyện; lãnh đạo các cơ quan báo chí, Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương...

Năm 2022 là năm thứ 4 Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Giải báo chí “ Vì một Hải Phòng phát triển”với chủ đề “Chuyển đổi số – động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững”. Sau 9 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 184 tác phẩm tham dự giải báo chí của 27 cơ quan báo chí (03 cơ quan báo chí của thành phố, 24 cơ quan báo chí Trung ương và tỉnh bạn), trong đó báo in 32 tác phẩm, báo hình: 12 tác phẩm; báo nói: 06 tác phẩm; báo điện tử: 134 tác phẩm. Đa số tác phẩm báo chí dự Giải năm nay có sự thể hiện tốt hơn về chất lượng, thể loại, hình thức đa dạng, phong phú, số lượng tác phẩm tham gia nhiều, có nội dung bám sát với chủ đề của giải.

Ban Tổ chức đã lựa chọn (sơ khảo) được 96 bài dự thi của 23 cơ quan báo chí với gần 100 nhà báo, phóng viên gồm các bài, loạt bài về chuyển đổi số, gồm đầy đủ các loại hình báo nói, báo in, báo hình, báo điện tử. Đây là các tác phẩm có chất lượng, nhiều bài viết được đầu tư về nội dung, hình ảnh, thu hút bạn đọc, đánh giá kết quả về công tác chuyển đổi số của thành phố.

Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Phạm Văn Tuấn giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng nhấn mạnh, so với chủ đề khá rộng của những năm trước “Hải Phòng – Vươn ra biển lớn”, chủ đề năm nay đưa các nhà báo đi vào con đường dường như khó đi hơn, hẹp hơn, đó là “chuyển đổi số”. Tuy nhiên, bởi sự quyết liệt của lãnh đạo thành phố Hải Phòng xác định đây chính là “động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững”, với sự tham gia tích cực, sinh động của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn thành phố vào công tác chuyển đổi số, con đường này lại dẫn các nhà báo đến những hướng đi riêng, với nhiều tác phẩm báo chí sáng tạo, nổi bật, có sức hút.

Ban Tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải C_Ảnh:PV

Kết quả, Ban Tổ chức trao 2 Giải A cho tác phẩm: “Hải Phòng đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước phát triển nhanh, bền vững” của tác giả: Ngọc Bích, Việt Anh, Việt Nam, Anh Nguyên, Nguyễn Giang, Thanh Giang (Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng); Loạt bài: “Hải Phòng thực hiện chuyển đổi số, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững: Tập trung khâu yếu, việc khó để bứt phá” của tác giả Đỗ Oanh, Ngọc Lan (Báo Hải Phòng) 3 Giải B được trao cho các tác phẩm: “Chuyển đổi số tại Hải Phòng đã đến được tới người dân” của tác giả: Hồng Thanh (Chuyên đề An ninh Hải Phòng – Báo Công an nhân dân); “ Vì sao Hải Phòng đứng số 1 cả nước về cải cách hành chính” của tác giả: Phạm Việt Hòa (Báo Giao thông); “Chuyển đổi số tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế” của tác giả: Ngô Quang Dũng (Báo Nhân Dân)

4 Giải C gồm gồm: Tác phẩm: Số hóa” Foodtour – Sự chuyển mình của du lịch Hải Phòng, tác giả: Hồng Nhung, Tú Oanh, Bích Thủy, Phương Thanh, Hữu Quỳnh, Lam Ngọc (Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng); Loạt bài: Chuyển đổi số tạo đà cho phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội ở Hải Phòng, tác giả: Nguyễn Lan Phương, Trần Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hồng Vinh (Ban Đối ngoại VOV5 – Đài Tiếng nói Việt Nam); Tác phẩm: Hải Phòng đưa chuyển đổi số vào đời sống xã hội; tác giả: Phạm Thanh Sơn (Báo Đầu tư); Tác phẩm: Những lớp học đặc biệt trong dịch COVID-19 tại Hải Phòng; tác giả: Lương Thị Minh Lý (Báo Sức khỏe và Đời sống). 10 Giải Khuyến khích  được trao cho các tác giả: Đào Thị Phương Thanh (Báo Pháp luật Việt Nam); Lê Tất Quốc Anh (Chuyên đề An ninh Hải Phòng – Báo Công an nhân dân); Phạm Thị Minh Huệ (Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp); Hoàng Huế- Tuyết Mai (Báo Hải Phòng); Đình Phong – Lộc Liên – Nguyễn Hoàn (Báo Tiền Phong); Thiện Đoan (Truyền hình Quốc hội); Mai Quỳnh Nga (Tạp chí Thương hiệu và Công luận); Nguyễn Văn Thức (Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị); Nguyễn Quang Chiến (Báo Tuổi trẻ Thủ đô); Lã Đắc Tiến (Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam).

Trọng Nhân

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top