Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tránh chồng chéo trong thực hiện giám sát của Quốc hội

Sáng 11/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên làm việc và đã quyết định thông qua nghị quyết ban hành Quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, đoàn ĐBQH.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh các địa phương cần tôn trọng việc giám sát của cơ quan quyền lực cao nhất và phải làm cho nghiêm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. 

Báo cáo đã giải trình làm rõ các vấn đề về tổ chức thực hiện giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri, hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Điều 7a và Điều 7b), tổng hợp, theo dõi việc trả lời kiến nghị của cử tri (Điều 51); chất vấn tại kỳ họp Quốc hội; điều hòa hoạt động các đoàn giám sát chuyên đề; việc quy định các nội dung cụ thể về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn; một số nội dung cụ thể phục vụ hoạt động của Đoàn giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành với đa số ý kiến của Ủy ban Pháp luật vì đây là thực tế đã được duy trì qua nhiều khóa Quốc hội. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri, xem xét báo cáo hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh là hoạt động giám sát thường xuyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Theo Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga, tâm lý ở các địa phương đến thăm thì được nhưng giám sát kiểm tra không ai thích hết. 

"Tôi đề nghị nên xem xét thực trạng tại sao. Theo tôi, đoàn giám sát không nên yêu cầu địa phương đón tiếp rườm rà. Mỗi đoàn đi có kinh phí của mình, kinh phí ăn ở thì đoàn tự trả, không nên làm phiền địa phương", bà Nga nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thẳng thắn: "Thực chất nhiều địa phương chưa nghiêm túc đâu, thậm chí cả địa phương lớn coi thường hoạt động giám sát của QH, kể cả hoạt động giám sát tối cao. Có đoàn do Phó chủ tịch QH làm trưởng đoàn giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm mà chỉ có 1 phó chủ tịch ra làm việc cùng vài cấp phó. Điều này thể hiện không nghiêm túc.

"Các ông phải tôn trọng giám sát của cơ quan quyền lực cao nhất chứ, đó cũng là đại diện cho dân đi giám sát cơ mà. Phải làm cho nghiêm", ông nhấn mạnh.

"Chúng ta phải đặt vị trí mình vào lãnh đạo các địa phương. Tuy nhiên cũng nghiêm khắc phê phán các địa phương có thái độ không nghiêm túc. Đoàn do Phó chủ tịch QH cùng 2 bộ trưởng đến giám sát mà địa phương thiếu sự tôn trọng. Không thể Phó chủ tịch QH và các lãnh đạo cấp cao ngồi làm việc với 1 Phó chủ tịch UBND tỉnh”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Với đa số tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua và ban hành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân Tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các tòa án quân sự về tổ chức.

Quy chế áp dụng đối với Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Quốc phòng và cá nhân, tổ chức trong các cơ quan này có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý các tòa án quân sự về tổ chức.

Nguyên tắc phối hợp: Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top