Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

TPHCM: Khai mạc triển lãm chuyên đề “ Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người Cùng khổ”

Sáng 17/6, tại đường Đồng Khởi ( TPHCM), Hội Nhà báo TPHCM, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM và Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “ Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người Cùng khổ”.

Ban tổ chức cắt băng khai mạc triển lãm

Triển lãm nhằm Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022); Kỷ niệm 100 năm Báo Le Paria ( Người Cùng khổ) xuất bản số đầu (01/04/1922-01/04/2022) và Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ( 21/6/1925-21/6/2022).

Triển lãm gồm 36 vách là các hình ảnh liên quan đến Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và Báo Le Paria. Đặc biệt, có hành trình báo chí của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925, một số bài viết đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên báo L’Humanité, Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản Báo Le Paria ngày 10/02/1922. Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày 29 trên 38 số Báo Le Paria đã xuất bản, 26 số trong đó ( có tờ số 1 và số cuối cùng) sưu tầm từ Pháp; trưng bày tác phẩm “ Người đi tìm hình của nước” của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng; tác phẩm “ Nguyễn Ái Quốc ở Paris” của cố họa sĩ Phạm Văn Đôn…

100 năm trước, Nguyễn Ái Quốc đã cùng các nhà hoạt động cách mạng quốc tế đến từ các nước thuộc địa khác của Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản tại Pháp tờ Le Paria (Người cùng khổ) ngày 01/4/1922.

Thời kỳ hoạt động trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo và là linh hồn của Le Paria. Báo duy trì hoạt động được 4 năm (1922-1926), xuất bản được 38 số. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài thuộc nhiều thể loại khác nhau như tin tức, xã luận, truyện ngắn, dịch thuật, tiểu phẩm, tranh vẽ… Những bài báo của Người không chỉ vạch trần chính sách áp bức bóc lột đến tận xương tủy của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương mà còn chỉ rõ bộ mặt tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa khác trên thế giới.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM phát biểu khai mạc

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, chia sẻ: Có thể nói, Le Paria đã khẳng định tôn chỉ, mục đích của mình ngay ở số đầu tiên phát hành là “ sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu” với sứ mạng “ Giải phóng con người”.

Sự ra đời của Le Paria đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và các nước thuộc địa, cổ vũ các tầng lớp nhân dân lao động đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách nô lệ và có ảnh hưởng lớn đến công luận ở Pháp và các nước bị áp bức.

Nhà báo Trần Trọng Dũng đánh giá cao kết quả sưu tầm và nghiên cứu của Bảo tàng Báo chí Việt Nam – Hội Nhà báo Việt Nam về báo Người Cùng khổ - một tờ báo xuất bản ở nước ngoài đầu thế kỷ 20, do thanh niên Việt Nam yêu nước trực tiếp tham gia sáng lập và điều hành, đó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Triển lãm diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 25/6/2022.

P.V

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top