Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

TP. Hồ Chí Minh: Lễ đổi tên xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp

Sáng ngày 23/8/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), UBND TP.HCM tổ chức Lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp. Cụ thể, một phần Xa lộ Hà Nội dài gần 8km, từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (thuộc thành phố Thủ Đức) sẽ đổi thành đường Võ Nguyên Giáp.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM; Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; các đồng chí nguyên lãnh đạo Thành ủy TP.HCM các thời kỳ; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Thủ Đức; bà Võ Hạnh Phúc, con gái cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình;… cùng với các cơ quan báo chí tại địa phương.

Nhân Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 112 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2023), buổi lễ được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhận công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đồng thời thể hiện tình cảm, sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đối với một vị tướng huyền thoại đã có công lao to lớn đối với dân tộc cùng sự đồng thuận, mong muốn của người dân TP.HCM và nhiều hộ dân đang sinh sống tại tuyến đường.

Đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại buổi lễ_Ảnh: Diệu Linh.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ: Tại kỳ họp thứ 10 HĐND khóa X, từ ngày 10 đến 12/7/2023, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về đổi tên xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức trên địa bàn TP. Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp, có chiều dài 7.790m, lộ giới 113 đến 153m. Việc đổi tên đoạn đường từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức mang tên Võ Nguyên Giáp sẽ hình thành một trục đường xuyên suốt gồm: Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử - chiến dịch Điện Biên Phủ với nhân vật lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân.

Thay mặt chính quyền TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đề nghị các ban ngành cần rà soát, thống kê các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hộ gia đình trên địa bàn 8 phường của TP. Thủ Đức bị ảnh hưởng bởi việc đổi tên đường để hỗ trợ điều chỉnh và cập nhật các loại giấy tờ có liên quan, hạn chế thấp nhất việc xáo trộn gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Lãnh đạo TP.HCM trao tặng quà cho gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp_Ảnh: Diệu Linh.

Ông Dương Anh Đức cũng mong muốn người dân sinh sống trên tuyến đường đồng cảm, chia sẻ cùng các cơ quan nhà nước trong quá trình cập nhật, sửa đổi các giấy tờ liên quan.

Lãnh đạo TP.HCM thực hiện nghi thức đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp_Ảnh: Diệu Linh.

Tiếp đó, các đại biểu tham dự lễ đổi tên đường đã thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và khai trương tên đường Võ Nguyên Giáp, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân sinh sống trong khu vực và du khách trong và ngoài nước.

Diệu Linh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top