Thuật toán trí tuệ nhân tạo có thể đoán gương mặt của con người qua giọng nói

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã phát triển thuật toán trí tuệ nhân tạo có thể phục dựng chân dung con người chỉ thông qua giọng nói.

Khuôn mặt được AI tạo ra từ giọng nói. Ảnh: O.C

Theo trang Oddity Central (Anh), chúng ta có thể biết rất nhiều điều về một người từ giọng nói của họ. Chẳng hạn, người đó là nam hay nữ, già hay trẻ, nhưng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Speech2Face còn có khả năng cao hơn thế. Speech2Face là mạng nơ-ron được đào tạo để nhận dạng một số đặc điểm trên gương mặt, từ đó phục dựng lại khuôn mặt của con người chỉ bằng cách lắng nghe giọng nói của họ.

“Mô hình của chúng tôi được thiết kế để tạo ra các mối tương quan giữa các đặc điểm trên khuôn mặt và giọng nói theo một dữ liệu”, các nhà sáng tạo Speech2Face cho biết.  

Với thuật toán đầy hứa hẹn này, cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng nó để tạo ra chân dung của kẻ tình nghi từ bằng chứng duy nhất là một đoạn ghi âm giọng nói.  Tuy nhiên, kẻ xấu cũng có thể sử dụng công nghệ tương tự cho các mục đích bất chính. 

Kết quả phục dựng chân dung của AI rất gần với khuôn mặt thật trong phần lớn các trường hợp. Ảnh: O.C

Trong một số trường hợp, thuật toán AI này vẫn gặp khó khăn trong việc xác định chân dung của người nói. Các yếu tố như trọng âm, ngôn ngữ nói và cao độ giọng nói khiến việc phục dựng chân dung trở nên khó khăn hơn. Do đó, việc dự đoán giới tính, tuổi tác hoặc dân tộc hoàn toàn không chính xác. Ví dụ, nam giới có giọng nói cao bị xác định nhầm là nữ, trong khi nữ có giọng trầm được xác định là nam.

Ngoài ra, trước những tranh cãi liên quan đến vấn đề bảo mật, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã có những cân nhắc về quyền riêng tư và đạo đức xung quanh dự án này. Tất cả các kế hoạch sử dụng thực tế (nếu có) cần phải được kiểm tra cẩn thận.

Theo baotintuc

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top