Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh xây dựng thương hiệu “Kinh đô áo dài”

15:10 21/08/2021 - Văn hóa xã hội
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Huế - Kinh đô áo dài” nhằm khẳng định giá trị, vị trí của áo dài Huế trong dòng chảy văn hóa vùng đất cố đô và văn hóa Việt Nam.

Đại biểu tham gia hội thảo khoa học “Huế - Kinh đô áo dài” do Sở VHTT Thừa Thiên - Huế tổ chức

Cụ thể, Đề án hướng tới mục tiêu chung là tôn vinh nét đẹp văn hóa của áo dài Huế, tôn vinh những người khai sáng và phát triển áo dài Huế, áo dài Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế giao ngành văn hóa phối hợp các ban, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và định hướng các giải pháp, tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật và chương trình cộng đồng nhằm phát huy giá trị và xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”.

Nội dung Đề án tập trung vào việc đánh giá thực trạng áo dài Huế như: công tác nghiên cứu, khẳng định vị thế, giá trị thương hiệu áo dài Huế - áo dài truyền thống Việt Nam; hạ tầng, nguồn lực phát triển áo dài Huế; khai thác, phát huy áo dài Huế thông qua các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khai thác, phát huy giá trị áo dài Huế, hình thành các sản phẩm du lịch; không gian trưng bày, quảng bá, giới thiệu, may đo áo dài; công tác quảng bá, truyền thông về hình ảnh áo dài Việt Nam, áo dài Huế.

Đề án đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể, như: khuyến khích từng bước đưa áo dài Huế trở thành trang phục truyền thống trong các không giao văn hóa, hoạt động lễ nghi, lễ hội truyền thống nhằm tạo nét đặc trưng riêng có của vùng đất cố đô Huế; tổ chức Ngày hội Áo dài Huế trở thành chuỗi sự kiện văn hóa cộng đồng, được tổ chức định kỳ 2 lần/năm, là điểm nhấn của các kỳ lễ hội tại Huế, đặc biệt là các kỳ Festival Huế.

Trình diễn áo dài tại Lễ hội áo dài Huế

Ngoài ra, Đề án còn xây dựng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ may đo thiết kế áo dài; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hình thành các không gian trưng bày, trình diễn áo dài và các trung tâm, cơ sở may đo áo dài phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Từ đó, xây dựng áo dài Huế trở thành sản phẩn du lịch đặc trưng, sản phẩm phẩm hàng hóa lưu niệm phục vụ nhu cầu của cộng đồng du khách. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế, tổ chức tuyên truyền và quảng bá thông qua các chương trình, hoạt động triển lãm hình ảnh, video clip..

Thời gian qua, áo dài Huế dần trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, tạo nét đặc trưng duyên dáng của xứ Huế, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước. Tại Huế, áo dài được đưa vào nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa, ngoại giao… chẳng hạn như như các kỳ Festival, Festival nghề truyền thống… và được công chức Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh mặc đến công sở làm việc vào ngày thứ hai đầu tiên của mỗi tháng.

Theo nhandan.vn

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top