Thủ tướng phê duyệt chương trình đặt hàng xuất bản ấn phẩm sử dụng ngân sách nhà nước

22:03 03/08/2021 - Văn hóa xã hội
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình đặt hàng xuất bản ấn phẩm sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2026.

Ảnh minh họa

Theo đó, số lượng đặt hàng không quá 1.000 xuất bản phẩm, gồm các mảng đề tài: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; lý luận, chính trị, thông tin đối ngoại; kinh tế, nông nghiệp, nông thôn; văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, văn học - nghệ thuật; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hiểm họa, phục vụ cộng đồng; dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng.

Chương trình thực hiện trong 5 năm, từ năm 2022 đến hết năm 2026. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước (trung ương). Phương thức thực hiện: Đặt hàng bản thảo (bản mẫu), đấu thầu in và phát hành.

Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm định hướng đề tài xuất bản phẩm đặt hàng căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị từng năm, từng giai đoạn; duyệt danh mục đề tài, số lượng, địa chỉ nhận xuất bản phẩm đặt hàng; rà soát, thẩm định phương án giá đặt hàng bản thảo (bản mẫu) của xuất bản phẩm và đề nghị Bộ Tài chính quyết định giá mua tối đa áp dụng đối với bản thảo (bản mẫu); tổng hợp danh mục xuất bản phẩm đặt hàng, dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm đặt hàng xuất bản phẩm có nội dung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch đặt hàng xuất bản phẩm hằng năm của nhà xuất bản; phê duyệt danh mục, dự toán kinh phí đặt hàng xuất bản phẩm; quyết định giá từng bản thảo (bản mẫu) dựa trên giá mua tối đa bản thảo (bản mẫu) do Bộ Tài chính quy định; quyết định số lượng và địa chỉ nhận xuất bản phẩm đặt hàng theo quy định.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top