Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Thiết thực và hiệu quả

Thiết thực và hiệu quả là hoạt động công tác hội của các Hội Nhà báo các tỉnh trong những năm vừa qua. Trước thềm Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Người Làm Báo ghi lại ý kiến của Hội Nhà báo TP Hà Nội, Vĩnh Phúc và Yên Bái.

Hội khỏe Hội Nhà báo TP. Hà Nội_Ảnh: Hội Nhà báo TP. Hà Nội

HỘI NHÀ BÁO TP HÀ NỘI:

Không ngừng đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, những năm qua Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội đã thực sự trở thành “mái nhà chung” đoàn kết của giới báo chí Thủ đô; đồng thời là cầu nối giữa báo chí Hà Nội với báo chí Trung ương, ngành trên địa bàn và với Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố địa phương bạn.

Ghi nhận tại Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội cho thấy, nhiều năm qua, nhờ được chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị, nên đội ngũ báo chí Thủ đô đã có nhiều bài viết bám sát được chỉ đạo tuyên truyền của Trung ương và Thành ủy, có được nhiều bình luận sắc sảo, nhiều bài phân tích sâu sắc về các vấn đề chính trị kinh tế - xã hội tạo được hiệu quả cao trong xã hội, phản bác lại các quan điểm sai trái, những cách nhìn lệch lạc từ các thế lực thù địch. Nhiều hội viên của Hội giành giải cao trong Giải báo chí quốc gia, giải báo chí của các ngành, các cấp ở Trung ương.

Có thể nói, đây là kết quả của quá trình nỗ lực phát huy vai trò của Hội với tinh thần quyết tâm thực hiện mục tiêu thiết thực và hiệu quả. Mỗi người làm báo Thủ đô luôn đặt trách nhiệm và danh dự lên trước mỗi nhiệm vụ.

Hội Nhà báo TP. Hà Nội là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ tri thức, nơi có số lượng bạn đọc, khán thính giả có tri thức cao, thậm chí là có nghề, cho nên đòi hỏi tác phẩm của đội ngũ người làm báo phải chuẩn, có những sản phẩm phải hay, chất; bên cạnh đó, yêu cầu của nhiệm vụ cao hơn, tính tư tưởng cũng phải cao hơn… từ đó trách nhiệm của người làm báo cũng phải nâng lên. Vì vậy, công tác đào tạo nghiệp vụ luôn được Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội quan tâm xây dựng bằng một kế hoạch rất tỉ mỉ. Mỗi năm Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội phối hợp cùng với Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, các bộ, các viện, trường Đảng Lê Hồng Phong… tổ chức từ 3-6 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

Bên cạnh các hoạt động bài bản trên, Hội Nhà báo Thành phố còn tổ chức các chuyến đi thực tế cho các hội viên viết về các chủ đề, trong đó luôn bám vào các chương trình công tác lớn của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội.

Hàng năm, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức Giải báo chí Ngô Tất Tố và Giải báo chí viết về gương điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt; đặc biệt, từ năm 2018 và 2019, Thành phố Hà Nội tổ chức hai giải báo chí: “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội”; “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”,... không chỉ thu hút đông đảo hội viên tham gia mà chất lượng bài báo dự thi ngày càng được khẳng định.

Từ kinh nghiệm hoạt động Hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Nội Kiều Thanh Hùng cho rằng, thực tế đặt ra yêu cầu đòi hỏi lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam phải là những người đủ đức đủ tài, đề cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm đúng mức đến Hội Nhà báo các tỉnh thành phố, chăm lo, bảo vệ hội viên, để hội viên có chỗ dựa tin cậy yên tâm sáng tạo, cống hiến trong gian đoạn mới.

Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái lần thứ VIII. Ảnh: Truyền hình Yên Bái

HỘI NHÀ BÁO TỈNH YÊN BÁI

Mọi hoạt động Hội đều phải hướng đến mục tiêu thu hút được đông đảo hội viên tham gia. Hội viên chính là người thụ hưởng, tổ chức phong trào, tạo hiệu quả cho phong trào đó. Nhưng để thu hút được hội viên luôn phải coi trọng việc học tập, nâng cao nghiệp vụ cho hội viên. Trong đó, mục tiêu sống còn vẫn là học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, quan điểm lập trường cách mạng. Từ đó, xây dựng được đội ngũ nhà báo, hội viên luôn tỉnh táo, cảnh giác, chủ động chống lại “lề trái”, vượt qua thách thức của thời cuộc, đặc biệt là khi chúng ta đang quy hoạch báo chí, tự chủ tài chính... Thực hiện tốt các vấn đề đó chính là thực hiện tốt Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới.

Về chuyên môn nghiệp vụ, mong muốn của chúng tôi là phải gắn việc học tập nâng cao với thực tiễn, tăng cường hơn các hoạt động đi thực tế. Làm được việc này có 3 ưu điểm: Một là, hội viên được gắn bó với thực tiễn, có những tác phẩm sát, đúng, có hơi thở cuộc sống. Hai là, có mối quan hệ thắt chặt hơn với cơ sở. Ba là, họ được kết hợp cùng với các hội viên trong tỉnh, thành, cụm... cùng phối hợp trao đổi nghiệp vụ.

Việc bảo vệ quyền lợi hội viên, cả mặt chính trị và nghề nghiệp... cũng phải được coi trọng hơn nữa. Bởi như vậy, hội viên, phóng viên mới không ngại hiểm nguy, không ngại những đối tượng “lề trái” xúc phạm, xuyên tạc, nói xấu...

Nhóm PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.