Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cả thế giới đang gánh số nợ 152 nghìn tỷ đô la

15:38 07/10/2016 - Kinh tế
Tổng số nợ trên tương đương 2,25 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, một tỷ lệ cao kỷ lục...

Sự giảm tốc của tăng trưởng toàn cầu đang gây thách thức đối với việc trả nợ

8 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, thế giới lại đang gánh một lượng nợ lớn chưa từng có tiền lệ - hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.

Theo báo cáo được IMF thực hiện mỗi năm hai lần mang tên Fiscal Monitor, tổng nợ trong các lĩnh vực phi tài chính của thế giới đã tăng hơn gấp đôi về giá trị danh nghĩa trong thời gian từ đầu thập niên 2000, đạt mức 152 nghìn tỷ USD vào năm ngoái, và đang tiếp tục gia tăng.

Số nợ này bao gồm nợ của các chính phủ, các doanh nghiệp phi tài chính, và các hộ gia đình.

Tổng số nợ nói trên tương đương 225% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, một tỷ lệ cao kỷ lục. 

IMF cũng cho biết, 2/3 số nợ này là nợ của khu vực tư nhân. Phần còn lại chính là nợ công, và tỷ lệ nợ công so với GDP của thế giới đã lên mức 85% vào năm ngoái, từ mức dưới 75% hồi đầu thập niên 2000.

“Mức nợ cao của khu vực tư nhân là một rào cản lớn đối với sự phục hồi tăng trưởng toàn cầu và là một rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Lịch sử cho thấy thế giới thường đánh giá thấp những rủi ro đi kèm với tình trạng gia tăng mức nợ của khu vực tư nhân”, chuyên gia kinh tế trưởng Vitor Gaspar của IMF phát biểu.

Theo IMF, phần lớn số nợ của khu vực tư nhân trên thế giới hiện nay là nợ vay từ thời kỳ bùng nổ cho vay trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Sau khủng hoảng, các hộ gia đình và công ty tại các nền kinh tế phát triển đã bắt đầu giảm nợ, nhưng việc giảm nợ diễn ra không đồng đều và trong một số trường hợp, mức nợ vẫn tăng. Chính phủ rốt cục đã phải gánh nhiều khoản nợ xấu của khu vực tư nhân. 

Trong khi đó, lãi suất thấp đã kéo theo hoạt động vay nợ gia tăng mạnh ở các nền kinh tế mới nổi. Mức nợ của khu vực tư nhân hiện đang cao ở các nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc và Brazil vốn được coi là có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống tài chính toàn cầu.

Không có một mức cụ thể nào về tỷ lệ nợ so với GDP bị cho là báo động, IMF nói, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc khủng hoảng tài chính thường xảy ra khi nợ tăng cao ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy mức nợ cao khiến tăng trưởng ì ạch, ngay cả khi tránh được khủng hoảng. 

IMF cảnh báo nếu trì hoãn việc trả nợ, thì các công ty có thể trở nên “rất nhạy cảm trước các cú sốc”. Định chế này cũng nói rằng khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone và Trung Quốc là những nền kinh tế cần chú trọng đặc biệt đến việc giảm nợ.

Từ Hải (th)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.