Thanh lý ôtô giá 46,2 triệu đồng là “thông tin ban đầu”

22:55 13/03/2017 - Kinh tế
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, thông tin thanh lý 761 ôtô công thu về chỉ hơn 46 triệu đồng mỗi xe thực tế mới chỉ là thông tin ban đầu trong đó có một số xe đã thanh lý nhưng chưa báo cáo số tiền thu được.
Bộ Tài chính:

Ảnh minh họa (Nguồn TTXVN)

Cho biết chiều 13/3, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định, việc quyết định thanh lý tài sản và chỉ đạo tổ chức thực hiện thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Trung ương và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh. Sau khi hoàn thành việc thanh lý các bộ, ngành, địa phương tổng hợp, báo cáo về Bộ Tài chính.

“Theo các quy định trên đây, Bộ Tài chính chỉ thực hiện trách nhiệm tổng hợp số liệu từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương,” đại diện Bộ Tài chính lên tiếng.

Ngoài ra, 17 xe báo cáo đã thanh lý có 9 xe thanh lý theo hình thức phá dỡ, 8 xe chuyển sang làm mô hình học cụ, sửa chữa ôtô, thiết bị dạy nghề và không thu được tiền. Cũng theo thống kê, có 183 xe đã quá cũ, lạc hậu và sử dụng từ năm 1996 trở về trước. 

“Vì vậy, nếu chia bình quân số xe thanh lý trên tiền thu được ra kết quả 46,2 triệu đồng/xe mới chỉ là thông tin ban đầu, chưa phản ánh đầy đủ việc thanh lý tài sản là xe ôtô công,” đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Trước đó, con số 761 xe ôtô công thanh lý thu về 35,15 tỷ đồng; tương đương với 46,2 triệu đồng/xe được ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng, Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết trong buổi họp báo tổ chức chiều 8/3 tại Hà Nội.

Ngoài mức giá thanh lý trên, ông Thắng cũng cho biết thêm, hiện còn khoảng 2.000 xe ôtô công đã được các bộ, ngành và địa phương xác định là dư thừa nhưng chưa báo cáo về Bộ Tài chính và cũng chưa có phương án xử lý./.
 

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top