Thanh Chương: Nhìn lại nửa nhiệm kỳ Đại hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Chương lần thứ 31 nhiệm kỳ 2020 - 2025, với quyết tâm đoàn kết, năng động, sáng tạo, khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Với 5/6 tiêu chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, 18/14 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của Nghị quyết đều thực hiện tốt, bảo đảm tiến độ đề ra. Đây là nền tảng để huyện miền núi Thanh Chương tỉnh Nghệ An tiếp tục bứt phá, vươn lên trong nửa nhiệm kỳ còn lại.

Một góc thị trấn Thanh Chương ngày nay      

Tạo đột phá trong phát triển kinh tế

Giai đoạn đầu của nhiệm kỳ với một số yếu tố khách quan không mấy thuận lợi, kinh tế của Thanh Chương vẫn có bước tăng trưởng khá, chuyển dịch đúng hướng  và trở thành điểm sáng trong khu vực các huyện miền núi của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 7.55%, thu nhập bình quân đạt 46.9 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 32.4%, công nghiệp, xây dựng 39.9%, dịch vụ 27.7%. Tập trung chỉ đạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác. Xây dựng các mô hình liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Lãnh đạo. xã Thanh Liên (Thanh Chương) thăm trang trại của một hộ nông dân     

Hoạt động từ năm 2020, trang trại Hồng Cường xóm Liên Minh xã Thanh Liên (Thanh Chương) có diện tích 2 ha. Để có hiệu quả cao, gia đình anh Đặng Xuân Cường quy hoạch trồng bưởi, cam, ổi, dưa lưới, hoa cúc và chăn nuôi. Riêng chăn nuôi mỗi năm xuất chuồng 40 tấn gà cho doanh thu gần 3 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí gia đình anh lãi hơn 400 triệu đồng. Trồng các loại cây ăn quả theo tiêu chuẩn Vietgap trên diện tích 15 ha, Hợp tác xã hiện có 17 thành viên được liên kết chặt chẽ với nhau từ các dịch vụ về kỹ thuật, cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Toàn huyện hiện có 22 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao cho năng suất cao và đem lại nhiều thương hiệu sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Đã có 20 sản phẩm OCOP được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt từ 3 sao trở lên trong đó có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Công ty TNHH Xuân Vinh có 4 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao     

Ông Trình Ngọc Nhã, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: “chúng tôi luôn quan tâm đến việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp phải sạch và an toàn để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh, tạo thói quen cho người dân đã sản xuất là sản phẩm làm ra phải sạch, an toàn và người tiêu dùng cũng có thói quen dùng các sản phẩm sạch và an toàn”.

Thu hút đầu tư có hiệu quả đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương

Công tác quy hoạch, xây dựng và thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, hiện Thanh Chương đang trình tỉnh thẩm định quy hoạch vùng huyện giai đoạn 2025 - 2030 tầm nhìn 2050. Hoàn thành 4/10 dự án trọng điểm, đẩy mạnh thu hút các công trình ngoài danh mục, các dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách để phát triển kinh tế. Nhiều dự án hiện đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.

Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt

Đảng bộ huyện Thanh Chương hiện có 70 tổ chức cơ sở Đảng, 496 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở - tăng 26 chi bộ so với đầu nhiệm kỳ với hơn 14.300 đảng viên. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, cấp ủy huyện tập trung lãnh đạo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về tư tưởng, đạo đức, lối sống và chống biểu hiện “tự chuyển biến, tự chuyển hóa”. Kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, xem “xây” là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Theo đó, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị được đẩy mạnh.

Tăng cường đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đặc biệt trên không gian mạng, báo Đảng thường xuyên được quan tâm. Tổ chức học tập, quán triệt chuyên đề toàn khóa và chuyên đề hàng năm được thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế nên tính lan tỏa cao. Chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan đơn vị rà soát, điều chỉnh các chuẩn mực học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Vhủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên, trong nửa nhiệm kỳ đã tổ chức mở 14 lớp học nhận thức về Đảng với 1.219 quần chúng tham gia, kết nạp 632 đảng viên mới. Quan tâm công tác giáo dục, bồi dưỡng, giúp đỡ, rà soát, sàng lọc, kiến quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách. Tiến hành kiểm tra 337 lượt tổ chức Đảng, 305 lượt đảng viên, giám sát 317 lượt tổ chức Đảng, 286 lượt đảng viên. Kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm và xử lý dứt điểm, qua đó đã thi hành kỷ luật 01 tổ chức đảng và 308 đảng viên.

Ông Trình Ngọc Nhã, Chủ tịch UBND huyện kiểm tra tại trung tâm tiếp nhận và trả kết quả

Làm tốt công tác xây dựng Đảng đã tạo sức lan tỏa và tác động tích cực đến hiệu quả của nhiều chương trình lớn khác của huyện như phong trào xây dựng nông thôn mới, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Đến nay bình quân số tiêu chí toàn huyện đạt 16,68 tiêu chí/xã, 23/37 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 76,67% so với mục tiêu Nghị quyết. 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao với tổng nguồn lực huy động hơn 1.200 tỷ đồng.

Bà Chu Thị Hường xóm Bạch Ngọc, xã Thanh Xuân chia sẻ: “huyện có chủ trương đúng và cách làm hay, hợp lòng dân thì chúng tôi ủng hộ ngay và tích cực thực hiện để xã chúng tôi sớm đạt chuẩn nông thôn mới”. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” không chỉ đổi mới phương thức hoạt động mà còn củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho nửa nhiệm kỳ còn lại, ông Nguyễn Hải Dương, Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh: “tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng phù hợp với đặc điểm của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng công nghệ cao để có năng suất cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tập trung hoàn thành sớm các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu”.

                                                       Hồng Sơn

    

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top