Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tăng cường truyền thông để phát triển biển bền vững

“Công tác tuyên truyền đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền biển đảo còn thiếu đồng bộ và chưa đồng đều ở các đơn vị truyền thông và ở các lĩnh vực truyền thông khác nhau”, ông Đoàn Công Huynh, Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở, Bộ TT&TT, nhận định.

Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở Đoàn Công Huynh phát biểu khai mạc Hội nghị. 

Cần phát huy vai trò của cán bộ thông tin cơ sở

Sáng 6/9/2016, tại Đồ Sơn, Hải Phòng, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa năm 2016”.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức về vị trí kinh tế biển đảo vẫn còn khiếm khuyết, bất cập so với yêu cầu. Công tác tuyên truyền đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền biển đảo còn thiếu đồng bộ và chưa đồng đều ở các đơn vị truyền thông và ở các lĩnh vực truyền thông khác nhau. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh truyên truyền về biển đảo”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đoàn Công Huynh nói: “Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm trên con đường hàng hải huyết mạch của thế giới. Biển Việt Nam có tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên biển và tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển, đảo".

Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở cho biết: Để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển cũng như đẩy mạnh công tác đấu tranh dư luận nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo, ngày 8/4/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định số 557/QĐ-BTTTT ban hành Kế hoạch của Bộ TT&TT thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.

Tiếp đó, ngày 24/6/2016, Bộ trưởng Bộ TTT&TT đã ký Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ban hành Kế hoạch tuyên truyền của Bộ TT&TT về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Theo đó, Bộ TT&TT chủ trì tổ chức 5 Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa” ở 5 khu vực trên toàn quốc (gồm: Khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hải Phòng, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc tại Phú Thọ, khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung tại Thừa Thiên - Huế, khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ tại TP.HCM, và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Kiên Giang).

Hội nghị đầu tiên trong chuỗi 5 Hội nghị được tổ chức sáng 6/9 tại Đồ Sơn, Hải Phòng, với đối tượng tham dự chính là đại diện các Sở TT&TT, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện của 11 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng.  

Mục đích của Hội nghị tập huấn nhằm: Cung cấp thông tin về biển, về tiềm năng, lợi thế của biển, các tác động bất lợi từ biển trên các vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế liền kề cho đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở để thông qua đội ngũ này xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền một cách hiệu quả đến người dân trên cả nước; Nâng cao hơn nữa nhận thức về cơ sở pháp lý, để qua đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tăng cường truyền thông để phát triển biển bền vững

Tại Hội nghị, PGS,TS. Trần Đức Thạnh, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã chia sẻ thông tin về tiềm năng của biển đối với phát triển kinh tế - xã hội, và các vấn đề khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Phân tích hàng loạt tiềm năng của biển, PGS,TS. Trần Đức Thạnh đặc biệt lưu ý, tài nguyên vị thế biển Việt Nam có tiềm năng sử dụng  rất lớn cho các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội như  phát triển giao thông - cảng, du lịch và dịch vụ, nghề cá biển, phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa và các lĩnh vực kinh tế khác. Tài nguyên vị thế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Không gian biển và ven biển Việt Nam là một dạng tài nguyên quân sự, được khai thác và sử dụng triệt để trong chiến tranh chống ngoại xâm. Các đảo, vùng cửa sông, vịnh biển, vùng thềm lục địa  rất có giá trị phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển.

PGS.TS. Trần Đức Thạnh đánh giá cao vai trò của truyền thông trong việc phát triển bền vững biển Việt Nam.

Chuyên gia hàng đầu về tài nguyên biển cũng đã phân tích rất cụ thể những bất cập, hạn chế trong việc khai thác, phát huy tiềm năng biển Việt Nam. Đáng chú ý, do thiếu cơ sở khoa học và quy hoạch sử dụng hợp lý, hiệu quả sử dụng tài nguyên biển và ven bờ  không cao, gây suy thoái, cạn kiệt và nảy sinh những mẫu thuẫn lợi ích, nhiều khi quyết liệt. Vấn đề quản lý, sử dụng đất các đảo không người ở và cồn cát ven biển chưa có định hướng thích hợp. Tình trạng thiếu nước và hoặc thiếu nước sạch do nhiễm mặn, nhiễm bẩn vẫn rất phổ biến và nghiêm trọng ở ven biển và các đảo.

Đối với tài nguyên biển đảo, hiện nay nhiều loại tài nguyên đã bị khai thác quá mức hoặc thiếu qui hoạch tổng thể, qui hoạch vùng, mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên không những xẩy ra giữa các ngành mà còn xảy ra giữa các tỉnh thành. Phần lớn tài nguyên khai thác sử dụng sản phẩm thô, rất ít chế biến để tạo ra gia trị gia tăng....

Bàn về định hướng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, PGS. TS. Trần Đức Thạnh nêu ra một số vấn đề như: Cần hoàn thiện cơ sở luật pháp và chính sách; Đẩy mạnh điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ phát hiện và đánh giá  tài nguyên biển; Đào tạo và xây dựng, phát triển nguồn lực về biển (nguồn lực biển được hiểu gồm đội ngũ cán bộ khoa học biển; đội ngũ cán bộ quản lý biển và đội ngũ lao động kỹ thuật khai thác biển); Tăng cường hợp tác và hoà nhập quốc tế...

Đặc biệt, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên và môi trường biển đánh giá rất cao việc phải tăng cường thông tin, truyền thông về biển Việt Nam

“Công tác thông tin và truyền thông cần giúp cho người dân hiểu rõ những nội dung như: Tiềm năng về biển và khả năng khai thác, sử dụng; những tác động tạo ra đối với tài nguyên và môi trường biển do các hoạt động kinh tế và dân sinh; trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển để phát triển bền vững; hướng dẫn khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, phòng tránh tai biến trên biển. Đặc biệt, thông qua truyền thông, giáo dục lòng tự hào và tình yêu đối với  biển đảo Việt Nam, giáo dục, tuyên truyền và nâng cao trách nhiệm và ý thức cộng đồng để bảo vệ tài nguyên – môi trường, hướng tới phát triển bền vững vùng biển”, PGS.TS. Trần Đức Thạnh chia sẻ thêm.

Nguồn: Infonet

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top