Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tăng cường đưa sinh viên năm cuối các trường đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

Thời gian dịch bệnh COVID-19 kéo dài phần nào gây ảnh hưởng tới quá trình học tập, thực tập của nhiều sinh viên năm cuối của các trường đại học, cao đẳng, nhất là sinh viên trường nghề. Việc phối hợp nhịp nhàng từ nhà trường và doanh nghiệp tạo cơ hội thực tập tốt phần nào giúp sinh viên trau dồi kỹ năng, tiếp thu kinh nghiệm cần có.

Ngày 15/2, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức hội nghị "Đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp." TS. Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nhiệp cũng cho biết, thời gian giãn cchs xã hội đề phòng và chống dịch COVID-19 kéo dài khiến học sinh, sinh viên ở một số trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn, chưa được thực hành, thực tập. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của các sinh viên trường nghề nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung.

TS. Phạm Vũ Quốc Bình cũng chia sẻ thêm: "Vì thế, hiện nay khi các hoạt động được mở lại ở trạng thái bình thường mới, nhà trường và doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ nhằm tạo điều kiện thực hành, thực tập để nâng cao kỹ năng tay nghề cho học sinh sinh viên".

Tăng cường đưa sinh viên năm cuối các trường đi thực tập sau thời gian giãn cách để phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của các sinh viên. Ảnh: Báo Cần Thơ

Việc đào tạo học tập trên lớp chỉ là một phần, học cần đi đôi với thực hành, thực tập nhiều hơn nữa. Các sinh viên được đào tạo tay nghề với những ngành như: sửa chữa đồ da dụng, máy móc, ngành du lịch,... cần tạo điều kiện cho các em được đi trải nghiệm, thực hành nhằm nâng cao tay nghề, tăng thêm kinh nghiệm, kiến thức của chính mình. 

Tham gia hội nghị, TS. Trịnh Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường Cao đẳng du lịch thương mại Hà Nội cho biết: "Nhà trường đã phải xây dựng lại chương trình đào tạo, bảo đảm phương án linh hoạt, trong trường hợp dịch COVID-19 được kiểm soát tốt và được sự cho phép của các địa phương, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đưa học sinh, sinh viên đi trải nghiệm, thực tế, thực tập tại doanh nghiệp".

Theo thống kê của riêng Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu về lao động qua đào tạo đến quý 4/2021 là 87,14% trong đó lao động đại học chiếm 20% còn lại là cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Nhu cầu lao động không qua đào tạo chỉ chiếm 10%. Thực tế cho thấy, nhu cầu về lao động tại các doanh nghiệp tăng mạnh, tái sản xuất hoàn thành kế hoạch, hợp đồng từ năm cũ sau khi đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.

Lao động trong thời kì mới cần đa kỹ năng hơn nữa. Ảnh: Dân Trí

Thích ứng với đại dịch, đồng thời nhu cầu thị trường ngày càng phát triển, việc đào tạo cũng như nâng cao chất lượng, yêu cầu đa kỹ năng từ người lao động vì thế cũng tăng lên. TS. Phạm Vũ Quốc Bình có chia sẻ rất quý báu trong hội nghị: "Việc đào tạo học sinh, sinh viên đa kỹ năng là điều hoàn toàn đúng và phù hợp trong điều kiện hiện nay. Chính vì vậy, các trường cần sàng lọc xem doanh nghiệp nào đang có nhu cầu cần thiết, sau đó sàng lọc với số lượng phù hợp để đưa học sinh, sinh viên đi thực tập".

Cần có mục tiêu và đích đến rõ ràng, tránh trường hợp nguồn lao động thì dư thừa, mà doanh nghiệp thì không thể tận dụng, hoặc người có tay nghề ở mức bình thường thì bị đào thải, tay nghề cao, đa kỹ năng sẽ luôn là lợi thế khi làm việc, xin việc.

“Cả doanh nghiệp và nhà trường cần phối hợp với nhau để có chương trình đào tạo linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường trên cơ sở các chuẩn đầu ra của ngành và của các trường”, TS Phạm Vũ Quốc Bình nói thêm.

Thời gian sắp tới Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng theo chuẩn nhà giáo dục nghề nghiệp, nhằm thu hút sinh viên, nguồn nhân lực dồi dào, phát triển hệ thống đào tạo uy tín, đồng thời bảo đảm chất lượng nguồn lao động, tay nghề tốt khi đưa tới các doanh nghiệp.

Khánh Hương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top