Tầm quan trọng của việc bảo mật giữ liệu cá nhân

Thạc sỹ Trần Mạnh Hùng cho biết nhiều người vẫn đang có thói quen chia sẻ những dữ liệu cá nhân quan trọng như: Số điện thoại, tên tuổi, số căn cước công dân, hộ chiếu… một cách dễ dãi. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ bị xâm phạm dữ liệu cá nhân của Việt Nam luôn nằm ở mức cao trên thế giới.

Nhằm giúp người dân thực hiện tốt bảo mật dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn của các thông tin cá nhân, bảo vệ quyền riêng tư và tránh được những hệ lụy, ngày 8/10, Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM phối hợp cùng Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình giao lưu sách chuyển đổi số chủ đề “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM 2023.

ThS Trần Mạnh Hùng chia sẻ về cuốn sách "Hướng dẫn của Determann về pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân - Hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế".

Dữ liệu cá nhân cần được chú ý bảo mật

Nội dung cuốn sách “Hướng dẫn của Determann về pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân - Hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế” hướng đến đông đảo đối tượng độc giả như; các nhà quản lý, hoạch định chiến lược, chính sách, mỗi doanh nghiệp, cá nhân cũng như công ty luật tư nhân, chuyên viên phụ trách bảo vệ dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia bảo mật thông tin, nhà phát triển sản phẩm, người quản lý hoạt động tiếp thị đang phải đối mặt với các vấn đề về bảo mật và an ninh dữ liệu.

Cuốn sách đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Hungary, Ý, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha và tiếp tục được xuất bản thêm các thứ tiếng trong thời gian tới. Ấn phẩm do nhiều người dịch, trong đó ThS Trần Mạnh Hùng và Trương Tấn Dũng là hai người dịch chính.

Ông Mạnh Hùng cho biết hiện nay nhiều người vẫn đang có thói quen chia sẻ những dữ liệu cá nhân quan trọng như: tên tuổi, số điện thoại, số căn cước công dân, hộ chiếu… một cách dễ dãi. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ bị xâm phạm dữ liệu cá nhân của Việt Nam luôn nằm ở mức cao trên thế giới.

Dữ liệu cá nhân là thứ tài sản vô hình, đôi khi còn quý hơn cả kim cương. Nó đang được khai thác sử dụng và biến thành lợi thế thương mại rất cao trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty công nghệ.

Theo ông Hùng, trên mạng hiện nay, dữ liệu cá nhân cũng là đối tượng bị xâm hại và rao bán nhiều nhất. Vì vậy, đã đến lúc người sở hữu thông tin cần kỹ lưỡng hơn để tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình trước khi sử dụng đến các biện pháp của pháp luật.

Cần có chế tài, giải pháp hữu hiệu để xử lý vi phạm dữ liệu cá nhân

Tại chương trình, ThS Trần Mạnh Hùng cho rằng, người Việt Nam vẫn còn dễ dãi trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Chỉ đến gần đây, khi Nghị định 13 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành thì ý thức của người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, mới bắt đầu cao hơn. Tuy nhiên, Nghị định số 13 mới chỉ tập trung những vấn đề pháp lý về các cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc kiểm soát và bảo vệ dữ liệu.

Tại sự kiện, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông chia sẻ thêm, với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trước sự phát triển chóng mặt của công nghệ số, một số quốc gia đã xây dựng thành công những cơ chế bảo vệ dữ liệu và được áp dụng mạnh mẽ thông qua luật pháp, trong khi nhiều khu vực và quốc gia khác mới đang trong giai đoạn xây dựng pháp luật về vấn đề này.

Về nội dung này, ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Xuất bản - In - Phát hành (Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM) nhấn mạnh, việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói riêng trên cả 3 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, phân tích dữ liệu số là hoạt động giúp các tổ chức, doanh nghiệp xác định các cơ hội mới, đưa ra quyết định đúng đắn hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Và bảo mật, an ninh dữ liệu là một trong những vấn đề được đặt ra đầu tiên.

Sách hướng dẫn của Determann về pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân - Hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế .

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần rà soát lại cơ quan pháp chế của mình để tìm ra người am hiểu về các bước tuân thủ việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Từ nghị định 13, Quốc hội nên ban hành một bộ luật cao hơn và cụ thể hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân. Doanh nghiệp hiện cũng chưa có một bộ phận chuyên trách trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng. Trong dự thảo nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng sắp ban hành, mức phạt cao nhất cho những vi phạm về dữ liệu cá nhân chiếm 4% trên tổng doanh thu ròng. Đây sẽ là một chế tài rất nghiêm khắc cho các doanh nghiệp cố tình xâm phạm dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

                                                                                                                                                  PV

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top