Sinh viên báo chí cần trải nghiệm thực tế từ khi ngồi trên ghế nhà trường

22:23 26/06/2023 - Diễn đàn
Đam mê nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp luôn là chủ đề “nóng” được nhiều sinh viên những năm cuối các trường đại học quan tâm, nhất là sinh viên chuyên ngành báo chí luôn có những ý tưởng táo bạo. Đỏ Space – không gian triển lãm trải nghiệm đa giác quan về hành trình lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam của nhóm sinh viên báo chí năm thứ 3 của Học viện Báo chí Tuyên truyền là một cuộc thử sức trước khi dấn thân với nghề.

Hành trang và sự đam mê nghề đã chọn

Kết thúc 4 năm trên giảng đường đại học, có không ít sinh viên đau đáu làm gì để hiện thức hóa giấc mơ của mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường? Với những sinh viên có đam mê và ước mơ hoài bão theo đuổi ngành nghề mình đã chọn, còn có không ít sinh viên đã mạnh dạn rẽ ngang sang con đường khác vì không còn đam mê, không còn nhiệt huyết như khi mới vào mái trường đại học.

Các sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn con đường, định hướng nghề nghiệp ngay từ năm đầu khi đã đủ sẵn sàng mà không cần phải chờ đợi đến khi gần ra trường, tốt nghiệp đại học. Mà trong quá trình học, sinh viên có thể thực hiện ước mơ hoài bão của mình, đặc biệt đối với sinh viên báo chí thì việc hiện thực hóa giấc mơ đam mê đó không có gì là không thể. Nếu bạn chăm chỉ học tập, chủ động tích lũy kiến thức, dành thời gian thực hành càng nhiều càng tốt để có thêm trải nghiệm thì lúc đó các bạn mới có thể tự định hướng, biết rõ mình phù hợp với điều gì có ích và có ý nghĩa.

Cũng giống như ngành nghề khác, áp lực với nghề báo ngày càng lớn, đòi hỏi sinh viên báo chí phải liên tục cập nhật kiến thức, thông tin, phải sử dụng thành thạo công nghệ, ngoại ngữ, kỹ năng, kỹ thuật sâu rộng để xây dựng cho mình những kế hoạch, dự định trong tương lai.

Đối với mỗi giảng viên nói chung và ngành báo chí nói riêng, cần dạy cho các em  tính chủ động, tự học, tự tìm tòi, sinh viên không nên chỉ trông chờ vào các tiết học trên lớp, nhà trường, các em có thể cân đối vừa học vừa đi làm thêm để bổ sung kiến thức thực tiễn, tăng trải nghiệm. Đặc biệt, sinh viên báo chí có thể đi viết tin, bài hoặc đi làm truyền thông cho các cơ quan đơn vị và doanh nghiệp.

Xã hội phát triển các loại công việc, thời gian sáng tạo và thực hiện ý tưởng cũng đa dạng, chính vì vậy các bạn sinh viên hiện nay có rất nhiều ý tưởng để hiện thực ước mơ của mình ngày một nhiều. Các bạn trẻ bây giờ ngày càng năng động, thích khám phá và thử sức với những thứ mới. Tất nhiên, nhưng khi thử sức với những thứ mình mong muốn nhất là được trau dồi, học thêm được một kỹ năng nào đó để giúp ích cho mình sau khi ra trường. Sẽ giúp cho sinh viên thêm sự hiểu biết trong công việc, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức, hiểu được thế mạnh của mình để từ đó phát triển bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.

Hình ảnh một số nhà báo chiến trường tại triển lãm Đỏ Space

“Đỏ Space” – dự án phi lợi nhuận của sinh viên báo chí

Từ ngày 24-25/6/2023, tại Hà Nội, diễn ra khai mạc triển lãm trải nghiệm đa giác quan - Đỏ Space - là một trong những hoạt động của dự án phi lợi nhuận Đỏ Project, tái hiện không gian lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam. Đỏ Project ra đời với sứ mệnh tôn vinh và nâng cao nhận thức của thế hệ người làm báo trẻ về hành trình lịch sử đỏ của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Bạn Vũ Việt Anh – Trưởng nhóm dự án Đỏ Project chia sẻ: "Xuất phát từ đam mê với nghề làm báo, nhằm nâng cao hiện thực cho giới trẻ, có góc nhìn chung là thế hệ người làm báo cho tương lai, về lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam. Bởi vì, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh báo chí là một  vũ khí hiệu quả trong công tác tư tưởng, người làm báo cách mạng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Đó chính là lý do dự án Đỏ Project ra đời để tôn vinh và nâng cao nhận thức của người dân về lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam. Để thực hiện được dự án này, chúng tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ và sự hỗ trợ của cộng đồng cũng như giới sinh viên cùng báo chí và các thầy cô giáo, các nhà bảo trợ để nhóm chúng tôi thực hiện dự án này. Đặc biệt đối với các bạn trẻ và những sinh viên báo chí, thì chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ của các bạn thông qua các thảo luận ở trên mạng xã hội, nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các bạn sinh viên, từ các anh chị, bạn bè trong giới cũng là trong cộng đồng. Chúng tôi setup năm không gian trình bày khác nhau, tạo thành một hành trình để khách tham quan đến trải nghiệm về sự phát triển cách mạng Việt Nam”.

Các em sinh viên thuộc team dự án Đỏ Project

Dự án do một team, gồm: Vũ Việt Anh, Hà Trần Minh Phương, Nguyễn Hà Ngọc Minh, Lê Minh Phương, Bùi Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Trần Kiều Trang, Nguyễn Linh Nga, Vũ Thị Ngọc Linh và Nguyễn Thu Trang đang là sinh viên báo chí năm thứ 2 và thứ 3 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện. Đỏ có 3 hoạt động trực thuộc, bao gồm: Đỏ Podcast – Đỏ Báo chí – Đỏ Space.

Bạn Hà Trần Minh Phương, Phó trưởng nhóm, Trưởng ban đối ngoại dự án Đỏ Project chia sẻ: “Xuất phát từ ý tưởng của em và bạn Việt Anh là trưởng nhóm, mặc dù bọn em đang là sinh viên năm thứ 2 và 3, nhưng với mong muốn kết nối các bạn sinh viên ngành báo chí cùng chung ý tưởng và những khát khao được trải nghiệm thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại học để cùng thực hiện một dự án do người sáng lập ấp ủ, đó là dự án triển lãm tái hiện về hành trình báo chí cách mạng Việt Nam. Qua chương trình dự án này, chúng em mong muốn đưa đến cho công chúng một phần kiến thức nhất định về lịch sử báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, về sự dấn thân của các nhà báo trong chiến trường. Ban đầu xây dựng dự án, nhóm chỉ có ba người, nhóm cũng rất là khó khăn trong việc tìm nhân sự, vì đó là dự án phi lợi nhuận, tham gia chỉ là sự cống hiến và đam mê. Bởi vì các bạn trẻ hiện nay thì cũng không có nhiều bạn đam mê với ngành mình học, cho nên  nhóm cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau thời gian, nhóm em cũng đã tập hợp được 8 bạn để triển khai dự án này. Khi đủ nhân sự, nhóm lên ý tưởng, chúng em cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Lịch sử là vấn đề khó, nên chúng em đã nhờ các thầy cô tư vấn sửa chữa phần nội dung lịch sử báo chí và nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay, với sự đầu tư công phu và khá vất vả, dự án đã tổ chức thành công, bọn em cũng cảm thấy rất hài lòng về quá trình và những kết quả ban đầu của bọn em. Em mong muốn đưa đến cho mọi người biết về không gian báo chí, không chỉ trên sách vở mà trên mọi phương tiện truyền thông. Mục đích lớn nhất của nhóm em là để đưa ra một bức tranh khái quát về lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Và cũng để mọi người ít nhất biết về lịch sử, về báo chí và cái tầm quan trọng của báo chí trong quá trình đưa đất nước Việt Nam độc lập hạnh phúc và phát triển như ngày hôm nay”.

Với những ý tưởng đầy sự sáng tạo, thông minh và am hiểu về lịch sử báo chí, các em đã tái hiện lại những giá trị quý báu về báo chí cách mạng Việt Nam theo diễn tiến của các giai đoạn lịch sử kể từ khi ra đời ngày 21/6/1925. Thấu hiểu tư duy về báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự dấn thân của các nhà báo mà đặc biệt là các nhà báo trong chiến trường.

Nhà báo, TS Hoàng Anh Tuấn, phóng viên Tạp chí Người Làm Báo phỏng vấn một sinh viên trong team dự án

Nhà báo, TS Hoàng Anh Tuấn – Phóng viên Tạp chí Người Làm Báo – Cơ quan lý luận nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ: “Có thể nói, 98 năm qua báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đặc biệt là vai trò của báo chí đã có tác dụng tích cực đến mọi đời sống xã hội. Để có được như vậy, người làm báo hiện nay cần nâng cao nhận thức, ý thức sâu sắc hơn nữa về tầm quan trọng của mình; không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là hiểu về lịch sử ra đời của nền báo chí Việt Nam. Việc đầu tư và đào tạo những nhà báo trẻ trong tương lai có trình độ và đam mê với nghề  là hết sức cần thiết. Và vừa qua, sinh viên trường báo chí do một nhóm sinh viên thực hiện dự án Đỏ Project với nhiều hoạt động mà triển lãm trải nghiệm đa giác quan “Đỏ Space” là một trong những hoạt động rất có ý nghĩa, giúp cho các sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hiểu được lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam và trải nghiệm trước khi bước vào làm nghề. Mặt khác dự án này thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của thế hệ người làm báo trẻ hiện nay về hành trình lịch sử của nền báo chí cách mạng Việt Nam”.

Các nhà báo đang tác nghiệp tại triển lãm Đỏ Space

Đỏ Space được triển khai dưới hình thức triển lãm với mong muốn đem lại không gian tái hiện lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, mang đến với công chúng hành trình trải nghiệm lịch sử đa giác quan, bao gồm nhiều khu vực trưng bày được thể hiện theo nhiều hình thức. Các khu vực trưng bày tại triển lãm không chỉ mang đến những trải nghiệm thú vị, khác biệt mà còn thành công truyền tải những giá trị lịch sử của báo chí cách mạng với công chúng, đặc biệt là người làm báo trẻ. Đến với Đỏ Space khán giả được chìm đắm trong không gian lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam, tiến gần hơn với cội nguồn của báo chí và hành trình lịch sử đỏ.

Khánh Dương - Hoàng Tuấn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top