Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?

Các nhà khoa học cho rằng cuối cùng cũng sẽ đến một ngày Trái đất bị Mặt trời hủy diệt.

Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?

Trái đất đã tồn tại được khoảng 4.55 tỷ năm. Có vô vàn kịch bản về sự diệt vong của Trái đất. Trái đất có thể bị phá hủy vì đâm vào hành tinh khác hay bị hố đen khổng lồ nào đó nuốt chửng. 

Chúng ta chưa có cách nào để biết trước được ngày tận thế sẽ xảy ra khi nào hay gây ra bởi nguyên nhân nào. Nhưng có một điều chắc chắn rằng ngay cả khi Trái đất thoát khỏi cuộc tấn công của người ngoài hành tinh, né tránh được những thiên thạch khổng lồ trong không gian hay tránh khỏi một vụ nổ hạt nhân... thì cũng sẽ đến một ngày bị hủy diệt bởi Mặt trời.

Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là nhà thiên văn học Jillian Scudder, Đại học Sussex, đã nghiên cứu về những điều sẽ xảy ra với Trái đất khi Mặt trời dần dần cũng biến mất. Điều ngạc nhiên là ngày tận thế có thể đến sớm hơn những gì chúng ta vẫn tưởng trước đó.

Thật vậy, Mặt trời duy trì bằng cách đốt cháy các nguyên tử hydro thành các nguyên tử heli bên trong lõi của nó. Trong thực tế, mỗi giây trôi qua, mặt trời đốt cháy khoảng 600 triệu tấn hydro.

Và khi lõi bên trong Mặt trời bão hòa khí heli, nó co lại gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, khiến cho Mặt trời tỏa ra nhiều năng lượng hơn gấp nhiều lần. Hiện tại, mỗi tỷ năm trôi qua Mặt trời sáng hơn khoảng 10%.

Thoạt nhìn con số đó có vẻ không lớn nhưng chính sự khác biệt đó có thể trở thành thảm họa đối với hành tinh chúng ta.

Jillian Scudder nói: "Những dự đoán về những gì sẽ xảy ra với Trái đất khi Mặt trời sáng hơn trong 1 tỷ năm nữa không chính xác hoàn toàn nhưng chắc chắn nhiệt độ Trái đất sẽ tăng cao so sức nóng của Mặt trời. Đại dương bốc hơi và bầu khí quyển sẽ đầy hơi nước, một loại khí nhà kính tác động lớn không kém CO2. Cuối cùng, đại dương sẽ khô hạn và hơi nước sẽ thoát ra không gian. Trong vòng vài tỷ năm nữa, Trái đất sẽ là một quả cầu nóng, khô hạn và không thể ở được nữa".

 

Thậm chí trước khi cạn kiệt khí hydro, ánh sáng năng lượng cao từ Mặt trời cũng sẽ bắn phá bầu khí quyển của chúng ta. Không dừng lại ở đó, khoảng 3,5 tỷ năm mặt trời sẽ tăng năng lượng nóng hơn gần 40%. Điều này sẽ "đun sôi" đại dương, làm tan băng, độ ẩm không khí cũng bốc hơi. Hành tinh của chúng ra sẽ trở nên khô cạn như sao Kim hiện tại.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hy vọng vào điều tốt đẹp. Ước tính khoảng 4 hay 5 tỷ năm nữa Mặt trời mới có thể đốt cháy hết lượng khí hidro. 

Khí nóng của Mặt trời bao phủ vươn tới hành tinh sao Hỏa, nuốt chửng sao Kim và sao Thủy

Một khi Mặt trời phình to đỏ quạnh, nó sẽ trở nên vô cùng nóng, gấp hàng tỷ lần hiện nay. Khí nóng của nó bao phủ vươn tới hành tinh sao Hỏa, nuốt chửng sao Kim và sao Thủy. Khi đó, Trái đất của chúng ta hoặc sẽ may mắn thoát khỏi sự sự lan tỏa sức nóng Mặt trời hoặc bị chết khô trong lòng nó. Tuy nhiên, dù có thoát chết thì khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất vô cùng nhỏ, hành tinh không còn là địa điểm an toàn để sinh sống nữa.

T.H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top