"Vu lan ba miền - 2021": Lan tỏa thông điệp về tình người giữa mùa dịch

01:01 23/08/2021 - Văn hóa xã hội
Tái hiện sự hy sinh của người mẹ nơi tuyến đầu, cầu siêu cho các vong linh, anh linh Anh hùng liệt sĩ và những nạn nhân tử vong vì Covid-19; lL cài hoa hồng nhân mùa Vu lan báo hiếu… đều được chuyển tải đến người dân qua cầu truyền hình đặc biệt của “Vu lan ba miền - 2021”.

Đại lễ diễn ra với nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa như văn nghệ tri ân, thắp nến hoa đăng, tụng kinh cầu siêu cho các nạn nhân tử vong trong cuộc chiến chống Covid-19, lắng nghe lời Đức Phật dạy về công đức báo hiếu của Tôn Giả Mục Kiều Liên qua thời tụng sám Vu lan Bồn...


Điểm cầu chùa Ba Vàng: Chư Tôn Đức Tụng kinh cầu siêu cho các vong linh, anh linh Anh hùng Liệt sĩ và những nạn nhân tử vong vì Covid-19

Điểm cầu chùa Ba Vàng: Chư Tôn Đức tụng kinh cầu siêu cho các vong linh, anh linh Anh hùng liệt sĩ và những nạn nhân tử vong vì Covid-19

Điều đặc biệt, trong chương trình, người dân được xem tái hiện sự vất vả, hy sinh cao cả của những người mẹ nơi tuyến đầu chống dịch; Tình cảm của người con đang ngày đêm trong bộ đồ blouse trắng hướng về mẹ cha.


Tiết mục văn nghệ tái hiện sự hi sinh của những nơi tuyến đầu chống dịch

Tiết mục tái hiện sự hi sinh của những nơi tuyến đầu chống dịch

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Chủ đề của chương trình “Vu lan ba miền” năm nay chính là tình người. Chúng tôi mong muốn qua chương trình này khơi dậy, nối liền được tình người trong lòng mỗi người con đất Việt. Một điều đặc biệt nữa trong lễ Vu lan chính là tinh thần hiếu đạo. Ở chương trình năm nay, tinh thần hiếu đạo được nhắc đến không chỉ là hiếu với cha mẹ mà chữ “hiếu” được nâng lên là hiếu với dân, với nước, với tất cả chúng sinh”.

Đại đức mong rằng, những thông điệp về tình người giữa mùa dịch sẽ được lan tỏa để tạo nên sức mạnh đoàn kết của dân tộc cùng nhau chiến thắng đại dịch.

Đèn hoa đăng có ý nghĩa rất lớn trong Phật Giáo và là một nghi lễ không thể thiếu mùa Vu Lan

Tại Huế, Vu lan là lễ hội lớn thứ hai sau lễ Phật Đản, là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền nhưng hết sức trang trọng, thành kính. Mặc dù Vu lan là một lễ hội của Phật Giáo, nhưng đối với đại đa số người dân Cố đô, dù theo đạo Phật hay không, cứ đến ngày 15/7 Ân lịch đều ngưỡng vọng hướng về ngày đặc biệt này.

Người Huế gọi tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn, bởi vậy người Huế rất kiêng kỵ trong mọi hoạt động trong những ngày này, đặc biệt là tối ngày 14/7 vì sợ xui xẻo và thường nhắc con cháu những điều cấm kỵ như: Không phơi quần áo vào ban đêm; Người yếu bóng vía, không nên đi chơi đêm; Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập; Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường; Không chụp ảnh vào ban đêm; Không treo chuông gió ở đầu giường…

Dù gọi là lễ Vu lan hay lễ Xá tội vong nhân thì trên hết, ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 Âm lịch vẫn là hướng về nguồn cội với lòng thành kính của chữ Hiếu. Vì vậy, trong ngày này, mọi lễ nghi đều được tổ chức thực hiện trang nghiêm hoan hỉ khắp các tự viện và tại gia tiên ở Huế.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã đề nghị tăng ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện tiếp tục thực hiện cấm túc, ai ở đâu ở đấy, tụng kinh Vu Lan báo hiếu mẹ cha và hồi hướng tới cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, quốc thái dân an; Không tập trung đông người tổ chức nghi lễ bông hồng cài áo và các nghi lễ khác trong ngày Vu Lan.

GHPGVN cũng đề nghị tăng ni trụ trì các chùa, cơ sở tự viện phát huy sáng tạo các hình thức sinh hoạt trực tuyến online trong mùa Vu Lan nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Phật tử và nhân dân.

Trước băn khoăn của nhiều người dân về việc không được có mặt trực tiếp tại các chùa để dự lễ Vu Lan thì sẽ không trọn lòng thành, Thượng toạ Thích Đạo Hiển - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chia sẻ với VOV: “Sẽ không có ảnh hưởng gì trong phương thức bày tỏ lòng thành kính bởi lẽ “Phật tại tâm”.

Đức Phật dạy tri ân, báo ân, tưởng niệm trong tâm thức của mình, chứ không phải cách mình bày tỏ ở đâu, như thế nào. Cái chính ở lòng thành, con cháu trong những ngày này nhớ về ông bà tổ tiên, nhớ về truyền thống gia đình, nhớ về những lễ nghĩa tốt đẹp của cha ông để noi theo và thực hiện cho tốt. Gìn giữ được những giá trị đó mới là điều quan trọng”.

T/H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top