"Trí tuệ xúc cảm" đang dần quan trọng hơn trí thông minh

Nhiều chuyên gia tin rằng chỉ số cảm xúc (EQ) của một người có thể quan trọng hơn chỉ số IQ và là một trong những cơ sở để nhận định về thành công, chất lượng mối quan hệ và hạnh phúc chung trong tương lai.

(Nguồn: lifehack.org)

Trí tuệ xúc cảm (EI) được đánh giá qua mức độ của chúng ta về:

- Nhận biết và hiểu được cảm xúc và phản ứng của bản thân (Khả năng tự nhận thức)

- Quản lý, kiểm soát và thích ứng với cảm xúc, tâm trạng, phản ứng và phản hồi của chúng ta (Khả năng tự quản lý)

- Khai thác cảm xúc của người khác để tìm động lực và có hành động thích hợp, cam kết, tiếp tục làm việc để đạt được các mục tiêu (Khả năng tạo động lực)

- Hiểu được cảm xúc của người khác, hiểu được cảm xúc của họ và sử dụng sự hiểu biết đó để có mối quan hệ hiệu quả hơn (Khả năng đồng cảm)

- Xây dựng mối quan hệ liên quan đến những người khác trong các tình huống xã hội, dẫn dắt, đàm phán xung đột, và làm việc nhóm (Kỹ năng xã hội - quản lý mối quan hệ)

EQ là yếu tố cần thiết để xây dựng một cuộc sống cân bằng

Đối với thể chất - Khả năng chăm sóc cơ thể và đặc biệt là quản lý căng thẳng, có tác động đáng kinh ngạc đến sức khỏe tổng thể của chúng ta, gắn chặt với EQ. Chỉ bằng cách nhận thức được tình trạng cảm xúc và phản ứng đối với căng thẳng trong cuộc sống, chúng ta mới hy vọng có thể kiểm soát căng thẳng và duy trì sức khỏe tốt.

Đối với tinh thần - EQ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và sự phát triển trong cuộc sống. EQ cũng có thể giúp giảm bớt sự lo lắng và tránh trầm cảm, thay đổi tâm trạng. Những người có mức EQ cao luôn có thái độ tích cực và tiềm năng hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Đối với các mối quan hệ - Bằng cách hiểu rõ hơn và quản lý cảm xúc của mình, chúng ta sẽ kết nối cảm xúc, suy nghĩ với những người khác một cách tốt hơn. Chúng ta có thể hiểu và liên kết với những người xung quanh. Hiểu được nhu cầu, cảm xúc của những người mà chúng ta quan tâm sẽ giúp mối quan hệ tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Giải quyết xung đột - Khi chúng ta có thể nhận biết cảm xúc của mọi người và hiểu quan điểm của họ sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc giải quyết các bất đồng hoặc có thể tránh diễn ra xung đột. EQ cao cũng giúp việc đàm phán tốt hơn khi chúng ta có thể hiểu được nhu cầu và mong muốn muốn của người khác. 

Khả năng lãnh đạo - Khả năng thấu hiểu động cơ làm việc của những người xung quanh cũng như việc xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với người khác tại nơi làm việc chắc chắn sẽ làm cho những người có trí tuệ cảm xúc cao hơn trở thành nhà lãnh đạo giỏi hơn.

Một nhà lãnh đạo giỏi có thể nhận ra nhu cầu của mọi người là gì, để những nhu cầu đó có thể được đáp ứng khiến hiệu suất cao hơn và tạo sự hài lòng tại nơi làm việc. 

EI vẫn là một ẩn số cần nghiên cứu, nhưng những gì chúng ta biết là cảm xúc đóng một vai trò rất quan trọng trong chất lượng cuộc sống và nghề nghiệp của chúng ta, thậm chí còn quan trọng hơn cả IQ. 

Trong khi các công cụ và công nghệ có thể giúp chúng ta học hỏi và nắm vững thông tin, không gì có thể thay thế khả năng học hỏi, quản lý, và nắm vững cảm xúc của chúng ta và cảm xúc của những người xung quanh.

EI không phải là bẩm sinh, có nhiều cách để kiểm soát cảm xúc của bạn

Không bao giờ là quá muộn để học bất cứ điều gì, cho dù bạn đã bao nhiêu tuổi bạn vẫn có thể tiếp nhận EI và làm cho cuộc sống tốt hơn​.

1. Lắng nghe cảm xúc của chính bạn

Chúng ta dễ dàng để mất kiểm soát với cảm xúc của mình khi quá bận rộn, lo lắng. 

Khi chúng ta có phản ứng xấu với một điều gì đó, có thể chúng ta đang gặp một số vấn đề chưa thể giải quyết. Vì vậy, khi bạn cảm thấy có cảm xúc tiêu cực, hãy bình tĩnh và suy nghĩ về lý do tại sao bạn lại như vậy. 

Hãy hít một hơi thật sâu và ghi lại cảm xúc bạn đang trải qua cùng những nguyên nhân có thể. Khi bạn đã viết ra, bạn có thể xác định cảm xúc của bạn được tạo ra từ đâu và nghĩ ra cách để đối phó.

2. Luyện tập phản hồi, không phản ứng

Phản ứng là quá trình mà chúng ta cư xử một cách vô thức để thể hiện​ cảm xúc. Phản hồi là quá trình có ý thức liên quan đến việc chú ý đến cảm xúc của bạn và quyết định cách cư xử.

Khi bạn nhận thức rõ hơn về các yếu tố gây ra cảm xúc của mình, bạn có thể nghĩ đến cách cư xử trước. 

Ví dụ​, nếu bạn biết rằng bạn dễ tức giận và mất bình tĩnh với đồng nghiệp khi bạn căng thẳng trong công việc, hãy lưu ý điều đó và suy nghĩ về những gì bạn có thể làm trong lần tiếp theo khi bạn cùng trong trường hợp đó. 

Bạn có thể nói với đồng nghiệp của mình rằng bạn cần một khoảng thời gian im lặng bởi bạn đang căng thẳng vào lúc này, hoặc bạn có thể có được vài phút để bình tĩnh lại trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện.

3. Luôn khiêm tốn

Hãy cố gắng nhìn vào một thứ từ nhiều góc độ. Thay vì đánh giá ai đó, hãy đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ xem bạn sẽ làm hoặc cảm thấy như thế nào và tại sao? Bằng cách này, bạn có thể hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của người khác; Và có thể bạn sẽ biết thêm một số cách giải quyết vấn đề trong những tình huống tương tự.

Hãy khiêm tốn để biết rằng bạn không tốt hơn bất cứ ai, và đủ khôn ngoan để biết rằng bạn khác biệt với phần còn lại!

Trí tuệ cảm xúc (EI) hoàn toàn có thể học được, đó là một quá trình suốt đời

Không bao giờ là quá muộn để học bất cứ điều gì, chỉ cần bạn quan sát và thực hành liên tục. Cho dù bạn ở độ tuổi bao nhiêu, bạn vẫn có thể tiếp nhận EI và làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top