"Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Kỳ 3/3)

Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết, cần phải nghiên cứu cập nhật, bổ sung những vấn đề mới qua thực tiễn cách mạng phù hợp với nguyên lý gốc. Đây là giải pháp cấp bách hiện nay.
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG:

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Kỳ 3: GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Về phát triển về lý luận

Có thể nói, nền tảng tư tưởng của Đảng không phải là nội dung bất biến, nhưng nội dung cốt lõi, vấn đề cơ bản, vấn đề gốc của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình lịch sử của Đảng. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết, cần phải nghiên cứu cập nhật, bổ sung những vấn đề mới qua thực tiễn cách mạng phù hợp với nguyên lý gốc. Trong đó có mấy vấn đề cần lưu tâm:

Một là, cần rà soát lại các vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, kể cả xem lại các bản dịch từ bản gốc, để hiểu đúng tinh thần của các học thuyết. Có người cho rằng việc dịch sang tiếng việt có thể còn những nội dung bị cắt xén, hiểu chưa đúng tinh thần của các tác giả. Dùng từ “có thể” ở trên nghĩa là không khẳng định có sai lệch trong việc dịch từ bản gốc các tác phẩm của Mác, Ăng Ghen và Lê Nin. Nhưng đây là sự cảnh báo, đối với Chủ Nghĩa Mác Lê Nin, chúng ta chỉ được phép kiểm nghiệm, phát triển, bổ sung thông qua thực tiễn cách mạng của Đảng, không được hiểu sai và càng không được giải thích theo ý muốn chủ quan. Mặt khác, cần diễn đạt trong các tài liệu, giáo trình gọn hơn, rõ hơn, dễ hiểu hơn, đồng thời đưa thêm nhiều thông tin trái chiều, phản biện để thấy rõ chân lý khách quan của Chủ nghĩa Mác Lê Nin. Cần hiểu sức sống của học thuyết là nhờ vào sự tiếp nhận và đồng thuận của đông đảo công chúng, vì vậy cần phải đổi mới cách tuyên truyền giáo dục. Nếu áp đặt, một chiều không thể thuyết phục được đảng viên, quần chúng.

Hai là, bổ sung vào hệ thống tư tưởng của Đảng, giải thích rõ những nội dung của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, mang tính dự đoán, dự báo chưa có cơ sở thực tiễn. Nhất là từ khi loài người có thêm công cụ Internet kết nối, tương tác các quan hệ xã hội, kết nối vạn vật. Đồng thời chỉ ra những nội dung còn chưa sát thực, chưa được thực tiễn kiểm nghiệm, những quan điểm sai lệch không phù hợp, hoặc phù hợp một phần thực tiễn cách mạng hiện nay. Những nội dung sai lệch, lạc hậu, Hội đồng lý luận Trung ương cần tổ chức các hội thảo để làm rõ, công bố và lưu nguồn hội thảo.

Infographics: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”

Về vai trò lý luận soi đường

Lý luận giữ vai trò soi đường thực tiễn. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng của Đảng và thực tiễn cách mạng, Đảng ta đã dày công xây dựng cương lĩnh đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, hạn chế lớn nhất của Đảng là không kiểm soát được việc xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách cụ thể. Đồng thời không phân định rõ ràng rành mạch quyền của Đảng, của Nhà nước và quyền của nhân dân. Chế độ pháp quyền XHCN chưa được thực thi đầy đủ, phương thức lãnh đạo của Đảng chưa được đổi mới phù hợp. Đảng còn can thiệp sâu vào công việc cụ thể, thậm chí cá biệt có trường hợp cấp ủy Đảng chỉ đạo không phù hợp pháp luật.

Câu chuyện nhập nhằng quyền lực của Đảng, Nhà nước và của dân, cùng với sự phát tác của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, cơ chế xin cho, làm tha hoá quyền lực của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp, đã tạo thuận lợi cho tham nhũng chính sách và lợi ích nhóm. Từ đó, những nguyên lý, nguyên tắc, quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh đường lối của Đảng, có nhiều vấn đề bị sai lệch trên thực tế.

Bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Lối đi của các giải pháp lý luận soi đường

Học thuyết về CNXH thì vẫn còn nguyên giá trị. Vẫn là bộ sách quý trong kho tàng tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, thực tế về xây dựng mô hình CNXH ở nước ta trên nền tảng tư tưởng của Đảng cần phải nghiên cứu cụ thể. Vậy lối đi nào cho niềm tin cùng sự đứng vững và phát triển của mô hình CNXH ở nước ta hiện tại và tương lai ?

Để trả lời câu hỏi trên, có ba vấn đề cốt lõi, cơ bản, một là bảo đảm quyền con người, thực thi dân chủ. Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Ba là, đột phá trong xây dựng thể chế pháp luật. Ba vấn đề này, tác giả đã đề cập đến trong tác phẩm “Thời cuộc và lòng yêu nước” (tác phẩm đoạt giải Búa Liềm Vàng lần thứ 3). Ở đây xin nhấn mạnh những điều cốt lõi nhất.

Về bảo đảm quyền con người theo hiến pháp

Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp của Nước là những văn kiện gốc, chi phối, xuyên suốt toàn bộ hệ thống đường lối, chính sách và pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai thực hiện thì vi phạm Hiến pháp không phải chuyện hiếm. Và hành vi vi phạm này cũng không phải là hiếm trong các cơ quan hành pháp, tư pháp. Có thể thống kê rất nhiều vụ việc vi hiến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương cơ sở. Ở đây tác giả đặc biệt quan tâm là câu chuyện bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Nếu đất nước ta ai cũng được bày tỏ chính kiến, không bị ràng buộc bởi vị trí công việc thì tốt biết bao. Người có đủ thông tin thì ngại nói, người không đủ thông tin thì nói bừa, nói càn. Hệ quả của nó là vừa thiếu minh bạch, và vừa phản ánh sai lệch sự vật, hiện tượng được đưa vào công luận. Điều kiện để bưng bít thông tin và thông tin sai sự thật ở nước ta chưa bị ngăn chặn, hạn chế. Cần phải có chủ trương để tất cả các cán bộ chủ chốt các cấp, và mọi cán bộ đảng viên tham gia tương tác, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Đây không chỉ thông qua mạng xã hội nắm hiểu thời cuộc, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm mà còn có rất nhiều tác động tích cực khác, tạo động lực cho phát triển cũng như đấu tranh bài trừ cái xấu, cái ác, lợi ích nhóm...

Về phương thức lãnh đạo của Đảng

Cần phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, để khắc phục được những hạn chế, những căn bệnh cố hữu trong Đảng, đồng thời phù hợp với thực tiễn hiện nay. Trước hết, về mặt nhận thức, cần phải phân biệt học thuyết và thực tế. Hiểu sai, làm sai học thuyết không thể cho là học thuyết sai. Căn bệnh cố hữu trong Đảng lâu nay dẫn đến chuyện sai lệch nền tảng tư tưởng chính là nhiều cấp ủy nhận thức và hành động không theo phép biện chứng. Bảo thủ, giáo điều vẫn là bệnh nan y, nói mãi mà vẫn còn hiện hữu ở nhiều cấp, nhiều nơi.

Điều quan trọng là phải làm cho dân thông, dân tin và tâm huyết, làm chủ trên con đường Đảng đã vạch ra. Muốn vậy Đảng phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng chính sách, pháp luật. Đồng thời Đảng phải kiểm tra giám sát thường xuyên để việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật không bị sai lệch, thiên lệch, biến dạng. Công tác cán bộ của Đảng cũng được thể chế hoá bằng pháp luật, kể cả công tác cán bộ trong các cơ quan của Đảng.

Cần nghiên cứu, xem lại phương thức lãnh đạo của Đảng về việc Đảng cử đảng viên tham gia nòng cốt công tác chính quyền, đoàn thể... trong điều kiện một bộ phận không nhỏ đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Cán bộ giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, lâu nay do Đảng cử, dân bầu, nhưng dân bầu chỉ là hình thức, thường Đảng cử là đã quyết định xong. Trong khi, đảng viên vào Đảng trong trong thời đổi mới, có nhiều tác động tiêu cực, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đảng viên để nắm giữ các vị trí chủ chốt của Đảng, chính quyền... phần nhiều cũng nằm trong câu chuyện “chạy” mua bán, chức quyền.

Trên thực tế “một bộ phận không nhỏ” đảng viên bị suy thoái, thậm chí là “tự diễn biến” “tự chuyển hoá”. Nhìn nhận và đánh giá cán bộ, đảng viên hiện nay không được rõ ràng như trước. Đảng viên bị kết án, bị trượt cấp ủy chưa hẳn đã suy thoái về tư tưởng chính trị. Đảng viên ở ngôi vị chủ chốt, ngồi ghế chủ tọa xét xử kỷ luật, có xa rời nền tảng tư tưởng của Đảng, cũng không thể khẳng định. Trong khi giả dối đang lên ngôi trong quan hệ xã hội đương thời. Nhiều nơi, ẩn mình, giấu mặt có khi lại được đánh giá tốt, bộc lộ chính kiến có khi lại bị chụp mũ. Nhất là những nơi có bè cánh, nhóm lợi ích nằm trong cấp ủy, chi bộ.

Chúng ta không thể tin cậy, trao gửi hết các khâu công tác cán bộ cho cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy hiện nay. Vì vậy phải thể chế hoá công tác cán bộ. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, quyền giám sát cụ thể của người dân, báo chí, không nói định hướng chung chung. Đặc biệt là phải quy định có sự chế ngự, kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau trong sự minh bạch, rõ ràng thông tin về công tác cán bộ, hạn chế vai trò “tổng đạo diễn” của cấp ủy.

Cần phải đặt ra yêu cầu, ai giữ chức vụ đó cũng được, miễn là làm đúng, làm tốt đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật. Bảo vệ Đảng là bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh đường lối của Đảng. Đảng viên làm sai đường lối, cương lĩnh, chính sách, pháp luật, chức càng to càng phải xử lý nghiêm.

Về thể chế pháp luật

Một thể chế pháp luật đáp ứng được sự phát triển bền vững của đất nước phải đạt được các yêu cầu: Bảo đảm thực thi dân chủ của nhân dân; thu hút được nhân tài và mọi nguồn lực khác vào sự nghiệp chung; kiểm soát được quyền lực, chống được tham nhũng, suy thoái một cách có hiệu quả nhất; Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác là một hệ thống thống nhất, không xung đột, chồng chéo, gây tranh cãi; thể chế pháp luật thể hiện rõ ràng, rành mạch quyền lực của Đảng, Nhà nước và người dân. Các quyền này phải được kiểm soát, chế ngự lẫn nhau. Đảng lãnh đạo nhưng không giữ vai trò “tổng đạo diễn”. Nhà nước quản lý bằng pháp luật, nhà nước không tạo ra quyền “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Trong quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cần xác định rõ cơ quan soạn thảo, thẩm định, trình văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm không có “tham nhũng chính sách” “ tham nhũng quyền lực”. Khi đã có văn bản quy phạm pháp luật, cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật. Tổ chức Đảng và đảng viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật. Cấp ủy không tuỳ tiện chi phối đến hoạt động hành pháp và tính độc lập của hoạt động tư pháp. Cấp ủy Đảng không được can thiệp cụ thể việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp, tư pháp. \

Chính quyền, Viện kiểm sát, Toà án làm sai thì Đảng uốn nắn, xử lý, cấp ủy không được chỉ đạo cụ thể, như việc thường vụ cho ý kiến về chủ đầu tư dự án, về mức án của người phạm tội... Cần thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nếu cứ để kéo dài việc tập trung quyền lực vào cấp ủy Đảng, quyền lực ngày càng bị tha hoá, nhiều hệ lụy xấu cho Đảng, cho đất nước và xã hội.

Cần đột phá việc xây dựng thể chế pháp luật từ những đạo luật đang còn nhiều lỗ hổng dẫn đến sai lệch bản chất chế độ, Nhà nước do dân, của dân và vì dân. Hoặc Luật Báo chí quy định thế nào để tổ chức, cá nhân không chi phối và thao túng được báo chí.

Hàng loạt đạo luật liên quan đến tài nguyên, đất đai, đầu tư, xây dựng, ngân sách...quy định như thế nào để chống được lợi ích nhóm,chống được “chạy” xin cho.

Tin tưởng rằng, Đảng đổi mới mạnh mẽ về phương thức lãnh đạo của mình, Nhà nước xây dựng thể chế pháp luật đạt được các yêu cầu nêu trên, niềm tin của nhân dân sẽ được củng cố, từ đó nền tảng tư tưởng của Đảng trong lòng dân cũng dần trở lại như xưa. Nếu không, nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng thui chột trong lòng dân do những sai lầm và vụ lợi của chính cán bộ, đảng viên của Đảng.

Nguyễn Hòa Văn

Xem thêm: 

>>> "Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Kỳ 1/3):

Nền tảng tư tưởng của Đảng và lòng dân

>>> "Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Kỳ 2/3):

Vấn đề  lòng dân

>>> "Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Kỳ 3/3):

Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top