"Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Một trong những vấn đề cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, được quy định trong điều lệ của Đảng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”. Trân trọng giới thiệu loạt 3 kỳ về xây dựng Đảng của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Hòa Văn.
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG:

Tinh thần Cách mạng Tháng Tám 1945 luôn là bài học để chúng ta xây dựng và bảo vệ đất nước, Ảnh TL 

Có thể khẳng định, nhờ sự xác định đúng đắn đó, từ năm 1930 đến nay, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại.

Tuy nhiên, theo quy luật vận động và phát triển của thế giới vật chất, nền tảng tư tưởng của Đảng cũng không phải là nội dung bất biến. Nền tảng đó phải được bổ sung và phát triển theo tiến trình lịch sử cách mạng của Đảng. Giá trị bền vững của nền tảng đó chính là sức sống của nó trong Đảng và trong lòng dân. 

Kỳ 1: NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG VÀ LÒNG DÂN

Chủ nghĩa Mác Lê Nin bao gồm ba bộ phận hợp thành: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ Nghĩa xã hội khoa học (CNXH). Ba bộ phận này là một hệ thống tác phẩm khoa học về tư tưởng, lý luận của Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin. Đây là những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, tư tưởng của họ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong mọi thời đại.

Ở nước ta, Chủ nghĩa Mác Lê Nin là một trong ba yếu tố hình thành Đảng cộng sản Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Mình cũng được hình thành và phát triển từ Chủ nghĩa Mác Lê Nin kết hợp với các giá trị tiêu biểu của văn hoá Phương Đông, văn hoá dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân ta qua hàng ngàn năm văn hiến.

Từ ngày thành lập Đảng, nhất là trong các giai đoạn cách mạng cứu nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách cai trị của các thế lực xâm lăng, giành độc lập tự do cho đất nước, và thời kỳ đầu cách mạng XHCN, ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác Lê Nin dường như giữ vị trí thống trị trong đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân ta. Sức sống mãnh liệt của Chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh luôn luôn là ánh sáng soi đường, chỉ lối để Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn trùng khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã tạo ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, những bất cập trong xây dựng pháp luật, chính sách, cùng với sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, và sự tác động tiêu cực mạnh mẽ của mặt trái của kinh tế thị trường, cơ chế xin cho, “sân sau” xuất hiện, nhóm lợi ích hình thành...đã làm cho Chủ nghĩa Mác Lê Nin bị ảnh hưởng, không còn chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội như các giai đoạn cách mạng trước.

Trước đây, lòng yêu nước, yêu Đảng và chế độ của nhân dân được quyện chặt làm một. Do đó, nền tảng tư tưởng của Đảng với lòng yêu nước trong nhân dân cũng theo nhau như bóng với hình. Dường như tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân có niềm tin sâu sắc, ân sâu, nghĩa nặng đối với công lao trời biển của Đảng và Bác Hồ đã cứu nước, cứu dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than, giành Độc lập, Tự do cho dân tộc, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng giờ đây, lòng yêu nước của một bộ phận nhân dân không còn thuận chiều với lòng yêu Đảng và chế độ. Một bộ phận cán bộ đảng viên và người ngoài Đảng đã hoài nghi tính khoa học và cách mạng của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin, từ đó xa rời, hoặc lạc nhịp trong đời sống chính trị đất nước.

Nguyên nhân chính chưa hẳn là từ sự chống phá của các thế lực mang ý thức hệ đối lập mà chính là tự đội ngũ đảng viên, cán bộ của Đảng. Trên thực tế có quá nhiều chuyện không làm đúng theo những nguyên lý, nguyên tắc, quan điểm cơ bản từ gốc rễ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó các thế lực thù địch lợi dụng những sai lệch, trái ngược, “nói một đường làm một nẻo” của cán bộ, công chức trong vận hành hệ thống chính trị, xây dựng và thực hiện Nghị quyết, Pháp luật, chính sách...để bôi xấu Đảng và chế độ ta.

Nhưng dù thế lực thù địch ra sức công kích, chống phá CNXH thì học thuyết về CNXH cũng không thể sụp đổ. Còn mô hình CNXH ở nước ta mạnh hay yếu thực tế hoàn toàn phụ thuộc vào Đảng và nhân dân ta. Hiện thời, trong đời sống tinh thần xã hội, niềm tin của người dân đối với Đảng có các cấp độ khác nhau. Ngoài bộ phận vẫn còn giữ vững niềm tin, có bộ phận chao đảo, vì có một số chuyện diễn ra trên thực tế không thuận chiều với con đường đi lên từ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trở ngại lớn nhất trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự chao đảo lòng dân. Khi niềm tin của nhân dân đối với Đảng suy giảm , dù nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn nguyên giá trị, việc tiếp tục sự truyền bá, giáo dục, phổ biến Chủ nghĩa Mác Lê Nin sẽ gặp khó khăn.

"Lợi ích nhóm", Ảnh minh họa

Câu chuyện lòng dân và niềm tin

Trong quá trình đổi mới đất nước, bên cạnh những thành công, cũng có không ít vấn đề tồn tại, đặc biệt là đạo đức của cán bộ, đảng viên. Lẽ ra sự trả giá đã qua là những bài học để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến về phía trước, đạt được các mục tiêu chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Nhưng càng có thêm các bài học kinh nghiệm thì dường như đích đến của riêng mục tiêu Công bằng và Dân chủ còn bị “lỡ hẹn”, thậm chí sẽ còn gặp nhiều trở ngại trong những nhiệm kỳ tiếp theo nếu không có những đột phá mạnh về thể chế pháp luật và phương thức lãnh đạo của Đảng.

Trung ương Đảng thường yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng báo chí tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là một yêu cầu đúng, nhưng trên thực tế hiệu quả thực hiện còn thấp. Xét cho cùng, muốn bảo về được nền tảng tư tưởng của Đảng thì phải làm cho dân tin việc thực hiện nền tảng tư tưởng trên thực tế.

Cần xóa bỏ mối quan hệ giữa Quyền và Tiền

Mặc dù cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong hơn hai nhiệm kỳ gần đây có nhiều thành công lớn. Tuy nhiên cho đến nay, cơ chế xin cho và sự phát tác của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, cùng với sự vận hành thiếu minh bạch của hệ thống chính trị vẫn là những phiên “chợ tốt” cho các giao dịch ngầm mua bán chức quyền, dự án... của các công chức, doanh nhân... Câu chuyện đảo chiều, đổi ngôi của các yếu tố: Tiền, Quyền, Tình để đạt được các mục đích cụ thể vẫn luôn là câu chuyện thời sự, thường trực trong quan hệ xã hội đương thời.

Thực trạng trên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến một bộ phận thanh niên nước ta ngày nay có biểu hiện “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời Chính trị”. Và cứ đà này, thì hệ quả của nó không phải chỉ là bây giờ mà trong tương lai, lòng dân đối với Đảng, với chế độ và lòng yêu nước có khoảng cách ngày càng xa hơn. Nước thì dân vẫn yêu, nhưng Đảng và chế độ thì số lượng người dân còn yêu là bao nhiêu, nếu nhóm lợi ích vẫn hiện hữu, hoành hành từ Trung ương đến cơ sở, khắp các ngành, lĩnh vực, thao túng cả về chính trị và kinh tế đất nước ?

Nhiều đánh giá trên các diễn đàn, trong các văn bản, nói rằng niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố? Sự thật là nhân dân gần đây rất phấn khởi với kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. 

Cũng có người cho rằng, thể chế pháp luật và phương thức lãnh đạo của Đảng hiện thời có ưu thế trong chống giặc ngoại xâm và chống dịch, còn chống “giặc nội xâm”, chống “lợi ích nhóm” thì pháp luật hiện hành chưa thể triệt trừ được tận gốc. Do đó, rất cần sự đổi mới mạnh mẽ trong thời gian tới để bảo vệ thật tốt nền tưởng tư tưởng của Đảng, đưa nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.

                                                                                                                  Nguyễn Hoà Văn

Xem thêm: 

>>> "Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Kỳ 1/3):

Nền tảng tư tưởng của Đảng và lòng dân

>>> "Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Kỳ 2/3):

Vấn đề  lòng dân

>>> "Lợi ích nhóm" và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Kỳ 3/3):

Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top