Quảng Bình thực hiện các hoạt động xúc tiến, sẵn sàng trước thềm mở cửa du lịch

03:14 13/03/2022 - Kinh tế
Trước thềm ngày mở cửa hoạt động du lịch nói chung và với cả thị trường quốc tế nói riêng, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình đã triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch từ trước đó, tạo thế sẵn sàng cho chặng đường phục hồi nhiều thử thách phía trước.

Quảng Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá dành cho ngành du lịch.

Là một phần của nền du lịch Việt Nam, tỉnh Quảng Bình cũng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trong suốt hai năm. Năm 2021, làn sóng dịch lần thứ 3 đã khiến khách du lịch hủy hơn 80% tour, phòng đã đặt trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu tại địa phương này. Đòn mạnh thứ hai tiếp tục giáng lên ngành du lịch khi làn sóng thứ 4 lại khiến khách du lịch hủy hoặc lùi phần lớn (khoảng 50%-60%) các tour, phòng đã đặt. Số lượng khách nội tỉnh cũng giảm mạnh.

Tuy nhiên, chấp nhận những khó khăn để tìm thấy điểm sáng cuối con đường, ngành du lịch Quảng Bình mang nỗ lực phục hồi vào cuối năm 2021 và trong năm 2022. Mong muốn đó được hiện thực bằng việc triển khai từng bước cụ thể, trong đó có các hoạt động xúc tiến du lịch xây dựng tại nhiều thị trường, đa dạng quy mô.

Triển khai hoạt động xúc tiến, tạo xung lực sẵn sàng trên đường đua

Sau 2 năm ngưng trệ, hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình có nhiều phần đứt gãy. Các doanh nghiệp có thêm nhiều công việc liên quan đến thị trường, tiếp thị, phát triển sản phẩm và đào tạo nhân sự. Để tạo thế chủ động cho ngành du lịch nói chung và hỗ trợ các doanh nghiệp nói riêng, trong kế hoạch từ đầu năm 2022, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình triển khai đồng bộ các biện pháp.

Một mặt bám sát và theo dõi chính sách, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan để có hướng dẫn phù hợp với việc tổ chức các hoạt động du lịch nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc đón khách du lịch quốc tế.

Đoàn làm phim về cảnh đẹp thiên nhiên của BBC Natural History Series đến Quảng Bình thực hiện dự án 

Đặc biệt, bắt đầu năm mới với nhiều kỳ vọng, ngành du lịch Quảng Bình đã phối hợp cùng Oxalis Adventure tổ chức cho đoàn làm phim về cảnh đẹp thiên nhiên của BBC Natural History Series; làm việc với Google để thực hiện chương trình marketing du lịch Quảng Bình.

Xác định một số thị trường cụ thể, Sở Du lịch Quảng Bình đã làm việc với công ty Trapol (Nhật Bản) để xúc tiến thị trường khách Nhật Bản; phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án đón khách từ thị trường Hàn Quốc. Các sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình như hệ thống resort ven biển, sân golf FLC hay suối khoáng nóng, các sản phẩm du lịch văn hóa sẽ phù hợp với thị hiếu của khách du lịch đến từ các nước Đông Á nếu được đầu tư kỹ lưỡng.

Quảng Bình cũng đẩy mạnh quảng bá du lịch của địa phương trong các chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam ra thế giới và các hoạt động xúc tiến du lịch bên lề SEA GAMES 31.

Với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, nổi bật là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, Quảng Bình có nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch, được du khách trong nước và thế giới đánh giá cao. Với các sản phẩm nổi bật như “Chinh phục Sơn Đoòng”, “Khám phá hệ thống hang động Tú Làn – hang Tiên”, “Khám phá hang Đại Ả - hang Over - hang Pygmy”, “Khám phá khe nước Trong, suối Tiên và chinh phục thác Cổng Trời – Bãi Đạn”, Quảng Bình tiến tới mục tiêu khẳng định là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, là trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á.

Bên cạnh đó, các loại hình du lịch văn hóa kết hợp với nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp (mô hình farmstay, homestay, trải nghiệm làm người nông dân ở huyện Bố Trạch, huyện Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới), du lịch văn hóa - lịch sử cũng tạo sức hấp dẫn lớn với khách du lịch quốc tế, tạo nét riêng và quảng bá hình ảnh một Quảng Bình thân thiện.

Cần sức bật đồng bộ để phát huy nội lực cho ngành du lịch Quảng Bình

Việc mở cửa ngành du lịch sẽ đem đến cơ hội để phục hồi kinh tế - xã hội, phục hồi và tăng trưởng ngành du lịch. Nhưng để xây dựng được hiện thực đó cần sự nỗ lực không ngừng và một lộ trình cụ thể từ phía Chính phủ, ngành du lịch của Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng.

Quảng Bình sở hữu các sản phẩm du lịch độc đáo, hướng đến là trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á 

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan để thống nhất thực hiện các quy định trong hoạt động đón khách quốc tế, phù hợp với chuyển biến mới của dịch Covid-19.

Đó cũng là quan điểm của ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình: “Cần có “một con đường đi chung”, trong đó việc phối hợp không chỉ giới hạn trong một địa phương mà nên thống nhất giữa các địa phương thông qua ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, giảm chi phí và hạn chế chồng chéo các thủ tục”.

Trong năm 2022, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón 2 triệu lượt khách, với 10.000 lượt khách quốc tế. Tuy vậy, các doanh nghiệp và đơn vị lữ hành, lưu trú cũng như người làm du lịch mong muốn đón nhiều hơn nữa các vị khách quốc tế, để truyền đi hình ảnh về Quảng Bình – điểm đến an toàn, hấp dẫn và khác biệt; và hướng đến thông điệp Trải nghiệm thiên nhiên (Embrace Nature Experience) cho khách du lịch quốc tế.

Từ thông điệp này, cột mốc ấn định ngày 15/3 hy vọng sẽ là thời điểm khởi động để cả ngành du lịch Quảng Bình cũng như những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có xung lực để sáng tạo, phát triển và trở lại đường đua một cách an toàn, hiệu quả.

Khánh Trinh 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top