PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

09:20 27/07/2024 - Kinh tế
PVcomBank vừa triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp dệt may với mục tiêu đa dạng giải pháp tài chính, hỗ trợ các khách hàng tổ chức trong lĩnh vực may mặc, dệt may tối ưu nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tháng 5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, yêu cầu các tổ chức tín dụng tích cực hỗ trợ khơi thông dòng vốn, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong một số lĩnh vực quan trọng như dệt may, hóa chất, nông nghiệp, thủy sản…

Với vai trò đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc cụ thể hóa các chủ trương để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế, PVcomBank mới đây đã chính thức ra mắt sản phẩm tín dụng dành riêng cho các khách hàng tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Thông qua nhiều chính sách ưu đãi cùng các gói giải pháp tài chính phù hợp, PVcomBank đã và đang góp phần tạo ra “trợ lực” cho toàn ngành.

PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may.

Theo đó, các doanh nghiệp có kinh nghiệm từ 3 năm hoạt động liên tục trong ngành dệt may, đạt tỷ trọng doanh thu trên 50%, kinh doanh có lãi trong năm tài chính gần nhất đồng thời đang có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh có thể tìm hiểu sản phẩm tín dụng của PVcomBank để tiếp cận nguồn vốn kịp thời.

Ngoài ra, với phương thức cấp tín dụng đa dạng về thời gian, từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn, PVcomBank cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được giải pháp tài chính phù hợp, từ đó đáp ứng các mục tiêu kinh doanh cụ thể, thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh ưu đãi về lãi suất, khách hàng cũng có thể được cấp hạn mức lên tới 100% giá trị tài sản bảo đảm, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Mặt khác, cán bộ bán hàng của PVcomBank tư vấn để các doanh nghiệp dệt may tiếp cận thêm nhiều giải pháp tài chính tối ưu khác về tài trợ thương mại, quản lý dòng tiền, chuyển tiền quốc tế… hay một số sản phẩm, dịch vụ cung cấp sự tiện ích, phục vụ hiệu quả cho các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu như: Thư tín dụng, phát hành bảo lãnh L/C, chiết khấu hồi phiếu, nhờ thu…

Chia sẻ về sản phẩm tín dụng doanh nghiệp dệt may, đại diện PVcomBank cho biết: “Trong xu thế phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành dệt may sẽ cần đến sự trợ lực từ ngân hàng và các tổ chức tài chính nhằm tiếp cận nguồn vốn lưu động kịp thời. Đây là yếu tố tiên quyết để các doanh nghiệp duy trì được dòng tiền nhằm đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm cơ hội thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thị trường, khách hàng. Với các gói vay có thời hạn linh hoạt bên cạnh các giải pháp tài chính đa dạng, PVcomBank sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp dệt may phát triển ổn định, hiệu quả”.

Cũng theo đại diện ngân hàng, hiện tại PVcomBank còn triển khai thêm nhiều chương trình ưu đãi khác cho các khách hàng tổ chức, liên quan đến dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế cũng như sản phẩm tín dụng lãi suất thấp dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thông qua các chính sách đa dạng về đối tượng, phân khúc khách hàng, PVcomBank kỳ vọng có thể hỗ trợ khách hàng tổ chức tiếp cận được hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ tiện ích, nhanh chóng triển khai sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi nền kinh tế.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top