Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Xúc động chương trình nghệ thuật: Vì những mùa trăng an bình

11:32 23/09/2024 - Văn hóa xã hội
Ngày 22/9, chương trình Dòng thời gian, bài ca đi cùng năm tháng số 3 với chủ đề “vì những mùa trăng an bình” được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, phát thanh FM96, app Hanoi On và các nền tảng số của Đài PT và TH Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề" vì những mùa trăng an bình"

Mở đầu chương trình, khán giả được đắm mình trong sự lãng mạn, dịu dàng mà ca khúc Nguyệt Ca đem lại. Chương trình bày tỏ sự đồng cảm, tinh thần tương thân tương ái đối với những đồng bào gặp khó khăn vì bão lũ thông qua những ca khúc: Lũ đêm, Nủ ơi, Bão…

Thông qua phần trình bày của các giọng ca: Đông Hùng, Nam Tước, Y Garia Enuol cùng dàn nhạc Dòng thời gian, vũ đoàn Hà Nội trẻ, khán giả có thể cảm nhận rõ nét sự giận dữ của mẹ thiên nhiên, nỗi đau và sự bất lực của những phận người nơi bão lũ tàn phá.

Đặc biệt, trong chương trình xuất hiện ca khúc “Nủ ơi”là sáng tác của nghệ sĩ “doanh ca” Nam Tước phổ thơ Lưu Trọng Văn. Tác phẩm tái hiện nỗi xót xa, đau đớn của những người ở lại khi chứng kiến 9 em bé tử vong vì trận sạt lở kinh hoàng tại làng Nủ, Lào Cai vừa qua. Không ít khán giả đã rơi nước mắt vì những ca từ da diết, đầy cảm xúc mà Nam Tước gửi gắm trong Nủ ơi.

Nam Tước cho biết, những xót xa đau đớn mà anh thể hiện trong ca khúc được góp nhặt từ chính trải nghiệm của anh khi chứng kiến cảnh đồng bào oằn mình trong đợt bão lũ vừa qua. Sau những ca khúc mang đầy cảm xúc dữ dội, day dứt về bão lũ, chương trình đem đến cho khán giả những xúc cảm nhẹ nhàng, trong trẻo về ký ức những đêm trăng thanh bình thời thơ ấu. Qua những ca khúc bất hủ về ánh trăng như: Trăng sáng quê tôi, Biết đâu nguồn cội, Thằng Cuội, Lệ đá, Ca dao em và tôi, Trăng rơi bên hồ… khán giả tìm lại được sự tươi vui, niềm hy vọng và sự thiết tha với cuộc sống bình dị, yên bình.

Ca sĩ Đông Hùng biểu diễn trong chương trình

Thông qua kết cấu chặt chẽ, lớp lang của chương trình, Dòng thời gian, bài ca đi cùng năm tháng số 3 đã dẫn dắt khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc, khơi dậy trong lòng mỗi người ký ức đẹp về những mùa trăng thanh bình, lãng mạn mà không quên nhắc nhở tới sự cảm thông, nghĩa đồng bào trong những giai đoạn khó khăn, khắc nghiệt.

Những người làm chương trình và tập thể nghệ sĩ mong muốn dùng nghệ thuật âm nhạc là nhịp cầu giao cảm kết nối để muôn triệu trái tim cùng chung tay lan toả tinh thần tương thân tương ái phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Các nghệ sĩ tham gia chương trình “Vì những mùa trăng an bình” rất xúc động, ca sĩ Bảo Yến, Nam Tước, Y Garia cùng nhiều nghệ sỹ đã gửi gắm quỹ thiện nguyện của Đài PT và TH Hà Nội ngay trên sân khấu.

Cũng thông qua chương trình, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát tâm ủng hộ tiền mặt và hiện vật phù hợp để hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống sau bão lũ. Cụ thể, chương trình đã thu về hơn 2 tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều hiện vật, nhân lực để hỗ trợ đồng bào các vùng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua.

Toàn bộ số tiền nhận được từ việc quyên góp trong chương trình sẽ được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương trực tiếp triển khai xây dựng điểm học tập cộng đồng an toàn cho trẻ em ở những địa điểm như Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và một số điểm bị sạt lở và lũ lụt khác của các tỉnh miền núi và trung du, cũng như triển khai hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con các vùng chịu ảnh hưởng của bão lụt.

Việc thực hiện hỗ trợ bà con vùng lũ được tiến hành một cách minh bạch và có trách nhiệm, theo phương châm đáp ứng đúng nhu cầu cần hỗ trợ, đúng nơi cần được hỗ trợ và đúng lúc cần được hỗ trợ.

Ngô  Khiêm

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top