Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Vẻ đẹp uy nghiêm của ngôi đền thờ Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh

17:47 22/02/2017 - Văn hóa xã hội
Đền thờ Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh được lập ở nhiều nơi trên đất nước ta, nhưng ngôi đền Bia ở thuộc thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có kiến trúc độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và câu chuyện cảm động về cuộc đời của vị đại danh y được người đời xưng tụng - “vị thánh thuốc Nam”.

 Vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng và uy nghiêm của ngôi đền Bia, Ảnh: Minh Nam

Chuyện về tấm bia khắc di nguyện của Đại danh y Tuệ Tĩnh

Trải qua hàng trăm năm cùng với bao nhiêu biến cố của lịch sử, tấm bia đá khắc di nguyện của danh y Tuệ Tĩnh luôn tồn tại cùng với thời gian, được người dân ở đây xem như bảo vật thờ phụng suốt mấy trăm năm  qua.

Ngược dòng thời gian vào năm 1385, lúc đó danh y Tuệ Tĩnh đang là một thầy thuốc lỗi lạc. 55 tuổi, danh y bị cử đi kinh lý phương Bắc.

Ông vẫn dồn tâm sức cho việc làm thuốc; sau khi cứu sống Hoàng Hậu nhà Minh lúc đó, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Từ ngày sang phương Bắc, ông không  được trở lại quê hương. Sống ở nơi đất khách quê người nên hậu thế không ai biết chính xác ông mất năm nào.

Hơn 200 năm sau, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người cùng làng với Tuệ Tĩnh soạn khắc lại ước nguyện của người thầy thuốc tài ba khi ông đi sứ Trung Quốc đã đến viếng mộ Tuệ Tĩnh tại Giang Nam, đọc mặt sau tấm bia trên mộ thấy có ghi chữ: "Về sau có ai bên nước sang, nhớ cho hài cốt tôi về với", Nguyễn Danh Nho vô cùng xúc động trước tình cảm luôn hướng về quê hương đất nước của Tuệ Tĩnh. Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã thuê thợ làm lại tấm bia và mang về quê hương.      

Tương truyền, khi đó cả vùng quê thôn Nghĩa Phú xã Cẩm Vũ của ông bị ngập nước. Xuôi thuyền gần đến nơi thì thuyền bị lật, tấm bia rơi xuống nước không lấy lên được. Những tưởng công sức bị bỏ sông bỏ biển thì không lâu sau khi nước sông cạn, nhân dân lại tìm thấy bia. Thấy doi đất ở đây có hình con dao cầu (dao thái thuốc Nam) người dân đã dựng miếu thờ bia. Ngôi miếu đơn sơ dựng thờ tấm bia đá chỉ cách quê hương Tuệ Tĩnh khoảng hơn 1km.

Năm 1846, vua Thiệu Trị đã hạ chiếu cấm việc cúng bái và xin thuốc mang màu sắc mê tín. Nhà vua đã sai lính mang tấm bia cất giữ trong kho. Đến năm 1936, có một người làng Văn Thai làm chức thủ kho đã lấy lại tấm bia bí mật đem về Đền. Từ đó người dân tứ xứ lại trở lại đền xin thuốc. Tin đồn lại đến tai vua, nhà vua sai lính đục hết chữ khắc tạc trên tấm bia làm cho không ai còn đọc được nữa.

Trưởng ban Quản lý di tích Hà Quang Thành cho biết, để cất giấu tấm bia đá này, người dân làng Văn Thai đã đặt trong tường chùa Văn Thai rồi xây kín lại. Nhờ đó mà tấm bia tồn tại được cho đến ngày hôm nay.

Vẻ đẹp ngôi đền thiêng

Đền Bia nằm phía trong chân đê sông Thái Bình, thuộc thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền này được xây dựng gồm ba tòa; Tiền tế, Nhị đệ và Hậu cung theo lối kiến trúc tiền nhất hậu đinh.
Đây là một không gian thờ tự rộng rãi khang trang. Trong khuôn viên, cùng với những cây cổ thụ toả bóng còn có những vườn thuốc Nam xanh tươi.

Ở Hậu cung, trong khám thờ tượng Tuệ Tĩnh, đó là một bức tượng đúc bằng đồng ngồi trên ngai nhỏ, đầu đội khay, mắt sáng, râu dài, hai tay chắp trước ngực, mặc áo thêu hình rồng. Theo sử sách trong chùa viết lại thì bức tượng này do nhân dân trong làng Văn Thai tự tay đúc để thờ từ những ngày đầu xây dựng đền.

Tuy nhiên, đem lại sự nổi tiếng cho đền Bia không chỉ có bức tượng đồng này mà còn bởi tấm bia đá cổ được đặt phía sau cùng của gian hậu cung. Tấm bia như một cột đá nhỏ, cao khoảng 80cm rộng khoảng 20cm đầu được mài nhọn. Theo năm tháng, tấm bia đã xuống màu cùng thời gian.

Tầm bia đá được đặt trang trọng tại Hậu cung Đền Bia, Ảnh:TL

Ngôi đền còn có công trình độc đáo là vườn thuốc nam rộng lớn, phong phú các loại dược liệu. Phát huy truyền thống y dược và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, chính quyền và ngành y tế, Hội Y học cổ truyền dân tộc huyện Cẩm Giàng hiện đã thành lập tổ chẩn trị y học, chuyên bốc thuốc Nam chữa bệnh và trồng nhiều cây thuốc tại khu vực đền Bia. Hằng năm, nhân dân thập phương vẫn đến đền Bia để cắt thuốc và tưởng nhớ Tuệ Tĩnh - Đại danh y của dân tộc với tấm lòng thành kính.

Trong những năm qua, Ban Quản lý di tích đã nhận được nhiều “tấm lòng vàng” công đức của các doanh nghiệp cùng các nhà hảo tâm, đặc biệt là sự đóng góp của các danh y, lương y trên vùng quê văn hiến Thành Đông trong việc trùng tu, tôn tạo ngôi Đền, góp phần tôn vinh nghề thuốc Nam dân tộc ta. Trưởng ban Quản lý di tích Hà Quang Thành chia sẻ, trong thời gian tới sẽ hoàn thành hồ sơ trình lên Chính phủ công nhận Đền Bia là Di tích quốc gia đặc biệt.

Minh Nam- Trung Hiếu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top