Vai trò của báo chí trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

16:31 17/03/2025 - Văn hóa xã hội
Trong hàng nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, văn hóa đóng vai trò như kim chỉ nam, kết nối quá khứ và hiện tại, hun đúc khát vọng vươn mình của nhiều thế hệ. Từ những ngày đầu độc lập năm 1945 tới nay, hành trình gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là bức tranh đa sắc màu, phản ánh sự kiên trì, sáng tạo và bản lĩnh của cả một đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, báo chí đã và đang dần khẳng định được vai trò cầu nối quan trọng để truyền thông những chính sách về đa dạng văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

1. Báo chí luôn đồng hành trong hành trình bảo vệ, phát huy giá trị dân tộc

Những năm qua, báo chí Việt Nam luôn đóng vai trò đồng hành cùng sự nghiệp bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Báo chí đã và đang trở thành phương tiện truyền thông chủ lực, đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc tuyên truyền những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa, quảng bá những tinh hoa văn hóa dân tộc tới nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Theo PGS, TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam: “Thời gian qua, báo chí chính là kênh thông tin mạnh mẽ phản biện, phản ánh về những hiện tượng xâm phạm tới các di sản văn hóa xảy ra tại một số địa phương. Có thể kể đến việc một công trình du lịch mọc lên ngay vùng lõi Khu Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình) hay pho tượng Bà Chúa Xứ thứ hai được doanh nghiệp thi công “chui” trên núi Sam (An Giang); Di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) bị xâm hại nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước… Chính từ sự phản ánh nhanh chóng những vấn đề này đã giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở xử lý, giải quyết kịp thời các vi phạm theo quy định Luật Di sản văn hóa.

Không chỉ vậy, những năm qua các tòa soạn đã tập trung xây dựng những chuyên trang, chuyên mục về đề tài văn hóa không chỉ với ngôn ngữ tiếng Việt mà còn nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga. Trên những chuyên trang ngày, các bài viết lên án mạnh mẽ những hành vi xâm phạm tới di sản văn hóa, xây dựng những chuẩn mực, chỉnh trang lại những hình ảnh chưa đẹp tại những lễ hội truyền thống như Hội Gióng tại Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương.

Đặc biệt, trong bối cảnh đời sống kinh tế có những thay đổi, những tác động mặt trái đã gây ra những tác động không nhỏ đối với công tác bảo vệ, gìn giữ, phát huy những giá trị nguyên gốc của các di tích, di sản. Nhờ những bài viết tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng đã ngày càng khẳng định vai trò phản ánh mọi mặt của đời sống văn hóa của báo chí.

Ảnh minh họa

2. Lan tỏa mạnh mẽ những giá trị văn hóa tới cộng đồng

Cùng với hành trình bền bỉ bám sát mọi diễn biến thời sự của những sự việc nóng hổi, nổi cộm trong dòng chảy văn hóa. Báo chí còn đóng vai trò lan tỏa mạnh mẽ những giá trị văn hóa tới với cộng đồng, phát huy những giá trị di sản thông qua nhiều hình thức truyền thông như triễn lãm, hội thảo, tọa đàm. Các sản phẩm truyền thông văn hóa cũng đang ngày càng đa dạng, hấp dẫn không chỉ về hình thức, phương thức truyền tải mà còn về cả nội dung. Tất cả kết hợp thành một bức tranh đa dạng màu sắc, truyền tải gần gũi đến với khán thính giả.

Không chỉ với độc giả trong nước, báo chí còn đặc biệt quan tâm tới đối tượng độc giả là người nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam xa quê. Chính vì vậy, các kênh đối ngoại của các cơ quan báo chí đã lần lượt ra đời như Kênh Phát thanh đối ngoại VOV5 của Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo điện tử đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam,… đều có những chuyên trang, chuyên mục riêng về văn hóa. Thông tin báo chí cũng thể hiện rằng trong những năm qua, việc thực thi chính sách hội nhập quốc tế về văn hóa ở nước ta đạt được nhiều kết quả nổi bật, trong đó có nhiều hoạt động hội nhập quốc tế về văn hóa được tổ chức rộng rãi.

Nhiều chương trình lễ hội văn hóa - du lịch, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tuần phim, triển lãm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, hội thảo, xúc tiến, quảng bá du lịch,... đã được tổ chức ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Qua thông tin về các sự kiện, báo chí khắc đậm ấn tượng về đất nước, con người Việt Nam hiếu khách, thân thiện.

Nhìn chung, báo chí cách mạng Việt Nam với tư cách là công cụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước là diễn đàn của quần chúng nhân dân cũng đang dần khẳng định rõ hơn vai trò của mình trong hành trình bảo tồn di dản văn hóa. Trong thời gian tới, các cơ quan báo chí cần tiếp tục giữ vững và phát huy vị trí là kênh thông tin chủ lực, truyền nguồn sinh lực mạnh mẽ để chính sách về đa dạng văn hóa, bảo tồn di sản được đi sâu vào đời sống nhân dân, tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên mới

Dương Khánh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top