Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN

15:33 07/12/2023 - Văn hóa xã hội
Ngày 6/12, tại Vĩnh Phúc, BHXH Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp, BHYT”. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh dự và phát biểu tại hội thảo.

Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp thông tin, luận cứ khoa học phục vụ cho việc tìm hiểu các công nghệ nền tảng mới phục vụ cho hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ, tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ Công an; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty Cổ phần FPT; Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Tecapro); Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các chuyên gia, nhà khoa học.

Về phía BHXH Việt Nam có lãnh các đơn vị: Văn phòng BHXH Việt Nam, Văn phòng HĐQL BHXH, Vụ Tài chính-Kế toán, Vụ Thanh tra-Kiểm tra, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ, Ban Thực hiện chính sách BHYT, Ban Thực hiện chính sách BHXH, Trung tâm Giám định BHYT và TTĐT, Trung tâm Truyền thông, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH.

Tham dự Hội thảo còn có BHXH các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Bình Dương, Hậu Giang.

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh nhấn mạnh, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) đã giải quyết được vô số nhu cầu của loài người trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. AI là một công nghệ tiên tiến và đầy tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và con người với nhiều ưu điểm như: Khả năng xử lý dữ liệu lớn và phức tạp, tăng cường hiệu suất làm việc, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Với việc quản lý CSDL khổng lồ và xử lý khối lượng công việc rất lớn, trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã từng bước đưa vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động của ngành. Theo đó đạt được một số kết quả như; triển khai hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH Việt Nam nhằm phục vụ, theo dõi, khai thác thông tin báo cáo, hỗ trợ ra quyết định. Tích hợp trợ lý ảo vào hệ thống chăm sóc khách hàng, hỗ trợ cấp lại mật khẩu tài khoản VssID; triển khai trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, phục vụ công tác giám định BHYT, đưa ra các cảnh báo, dự báo; hoàn thiện phần mần thanh tra, kiểm tra, xây dựng các bài toán nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật trong đóng, hưởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh cho rằng, việc tổ chức hội thảo lần này là một trong những hoạt động nhằm hiện thực hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; đây cũng là dịp để cán bộ ngành BHXH Việt Nam, những người đang trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số được gặp gỡ, kết nối, trao đổi với các chuyên gia hàng đầu của các bộ, ngành, các tổ chức, DN trong lĩnh vực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số nói chung và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng.

Đồng thời đây cũng là dịp mở ra cơ hội cho BHXH Việt Nam có thể hợp tác với các bộ, ngành, tổ chức, DN, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh kỳ vọng: “Hội thảo là dịp để các đại biểu, nhà khoa học sẽ cùng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các kiến thức hay và bổ ích về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ nền tảng mới phục vụ, nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý, đáp ứng nhu cầu, giải pháp tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp, BHYT ở Việt Nam”.

Tại hội thảo, đại diện Trung Tâm CNTT đã giới thiệu các kết quả nổi bật trong ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Theo đó, BHXH Việt Nam đã BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ nhằm xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về Bảo hiểm với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp DVC trực tuyến. Kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT; hơn 621 nghìn DN giao dịch điện tử với cơ quan BHXH thông qua cổng thông tin điện tử.

Với việc đưa ứng dụng trên thiết bị di động VssID-BHXH số chính thức đi vào hoạt động, BHXH Việt Nam đã cung cấp các DVC, công khai, minh bạch các thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT; triển khai sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để KCB BHYT và các thông tin, tiện ích khác. Đến nay, toàn quốc có hơn 33 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân (dùng để đăng nhập, sử dụng ứng dụng VssID) được phê duyệt, hơn 4 triệu lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để KCB BHYT…

Đáng chú ý, BHXH Việt Nam đã ứng dụng xác thực thông tin sinh trắc trên CCCD gắn chip trong KCB BHYT và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC. Theo đó, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ xác thực sinh trắc triển khai thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc trong KCB BHYT tại Quảng Bình và Hà Nội, triển khai xác thực sinh trắc trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa của BHXH tỉnh Bình Dương và BHXH quận Đống Đa, Hà Nội.

Chia sẻ Kinh nghiệm ứng dụng AI trong triển khai ứng dụng CCCD gắn chip và CSDL quốc gia về dân cư, đại diện Bộ Công an cho biết, khẳng định vai trò, tiện ích, ứng dụng công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong triển khai ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ CCCD gắn chip phục vụ người dân, DN và tổ chức, cơ quan nhà nước nói chung là một trong những nhiệm vụ cần thiết để nghiên cứu và mở rộng ra các lĩnh vực khác nhằm phục vụ Đề án số 06/CP của Chính phủ. Đồng thời cũng giới thiệu một số những tiện ích và ứng dụng mà công nghệ AI có thể mang lại cho công tác triển khai, vận hành, quản trị và khai thác CSDL về dân cư và CCCD gắn chíp.

Ở góc độ là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương, BHXH TP. Hà Nội đã chia sẻ về nhu cầu ứng dụng AI trong các hoạt động nghiệp vụ của BHXH thành phố. Theo đó, từ năm 2022, thực hiện ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị như Công ty TNHS hệ thống thông tin FPT và Công ty TNHH LTS Global Digital Services để phối hợp nghiên cứu, xây dựng thí điểm giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ. Hiện tại, BHXH thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị đối tác thực hiện nghiên cứu, xây dựng giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ đối với 2 quy trình nghiệp vụ là báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN và quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN.

“Tiến độ phát triển công cụ tự động hóa đối với 2 quy trình nghiệp vụ trên đã hoàn thành việc xây dựng phiên bản demo hoạt động thử nghiệm thành công trên hệ thống đào tạo trực tuyến của BHXH Việt Nam; trong thời gian tới, BHXH thành phố Hà Nội sẽ cùng đơn vị tư vấn kỹ thuật phối hợp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện ứng dụng tự động hóa quy trình nghiệp vụ, làm cơ sở báo cáo với BHXH Việt Nam xem xét quyết định cho phép thực hiện trên hệ thống chính thức của Ngành”- đại điện BHXH TP.Hà Nội thông tin.

Tại hội thảo, các đại diện các đơn vị của BHXH Việt Nam: Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến; Vụ Thanh tra-Kiểm tra, Ban Thực hiện chính sách BHXH; Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng cũng đã chia sẻ về Ứng dụng AI trong công tác giám định BHYT; Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra dựa trên dữ liệu; đề xuất nhu cầu ứng dụng AI phục vụ thanh tra, kiểm tra trên môi trường điện tử; Ứng dụng AI trong công tác quản lý, giải quyết chế độ BHXH cho người hưởng; Ứng dụng AI trong công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng…

Các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các đơn vị VNPT; FPT, Tecapro; Viettel… cũng đã giới thiệu các sản phẩm thuộc hệ sinh thái AI; ứng dụng AI nâng cao trải nghiệm, tối ưu hoá các quy trình nghiệp vụ, tự động hoá quy trình xử lý nghiệm vụ; giải pháp ứng dụng AI trong trong phân tích dữ liệu, hỗ trợ quản lý, điều hành và ra quyết định; dữ liệu và ứng dụng với Bảo hiểm; sử dụng các công cụ AI để hỗ trợ trong công việc.

Bảo My

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top