Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tưởng “thừa” nhưng “vẫn thiếu”

04:16 08/10/2016 - Văn hóa xã hội
Ý tưởng và đề án tốt song việc thực hiện giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng chưa thực sự hiệu quả. Việc phát triển văn hóa đọc muốn bền vững cần phải đồng đều. Dòng sách thị trường thiếu giá trị tri thức đang lấn át các kệ sách.
Triền miên Hội chợ sách:

Diễn ra thường xuyên song số lượng độc giả tham gia vẫn không có dấu hiệu sụt giảm

(Ảnh: Thảo Anh)

Hội chợ sách tổ chức triền miên song tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các thành phố lớn trong khi nông thôn đang “khát sách”.  

Văn hóa Đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển Văn hóa Đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công.

Phát triển Văn hóa Đọc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lại cho  dân tộc ta sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.  

Đề án Phát triển Văn hóa Đọc giai đoạn 2011 – 2020 là bước cụ thể hóa thực hiện Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước với mục tiêu xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai đồng thời cũng đem lại lợi ích cho nghành kinh tế xuất bản của đất nước.

Số lượng không quan trọng bằng chất lượng

Dấu hiệu đáng mừng là dù được tổ chức thường xuyên nhưng hội sách vẫn thu hút đông đảo công chúng, và đa phần là người trẻ. Không gian sách không chỉ đơn thuần là hoạt động mua bán, trao đổi sách mà thực sự trở thành sân chơi của những người đam mê sách, muốn tìm lại một chút hoài niệm trên những trang sách vương màu thời gian hay cả những cuốn sách còn thơm mùi mực mới.

Đây là hoạt động nhận được sự ủng hộ rất lớn của độc giả, trở thành cầu nối giúp những người yêu sách tìm được những cuốn sách giá trị và gặp gỡ tâm hồn đồng điệu.

Dòng sách thị trường tràn lan trên các gian sách (Ảnh: Thảo Anh)

Tuy nhiên, do biến đổi của nền kinh tế thị trường, hoạt động hội sách bắt 'thụt lùi' so với mục tiêu ban đầu, đã có xu hướng “vương mùi” thương mại hóa. Các đầu sách dần hỗn tạp, thiếu chọn lọc. Cần phải thừa nhận rằng, đó chính xác là sự hỗn tạp mà không phải là đa dạng, phong phú. Chị Nguyễn Mai Anh – chủ một gian sách cho biết: “Người mua chủ yếu là giới trẻ, sách bán chạy nhất  là sách tô màu, tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc còn sách Lịch sử hay Kinh điển dọn ra bao nhiêu thì gần như dọn về từng ấy.”

Như vậy nâng cao văn hóa đọc, mở hội sách triền miên nhưng chưa giáo dục về giá trị của sách thì liệu có đạt được kết quả. Những điều cả thế giới hoan nghênh, tung hô và tự hào suốt bao thế kỉ lại bị bỏ lại và lãng quên nhường chỗ cho dòng sách thị trường. Số lượng chỉ làm đầy “hầu bao” của người bán nhưng chất lượng mới thực sự nâng cao dân trí cộng đồng.

Hướng đi hợp lý

Câu chuyện nâng cao văn hóa đọc không phải chuyện một sớm một chiều nhưng cần đi đúng đường để tiết kiệm thời gian. Trước hết Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cần phát huy vai trò của mình trong việc phê duyệt tổ chức hội chợ sách, chọn lọc đầu sách bày bán.

Đồng bộ hóa việc nâng cao văn hóa đọc của cộng đồng (Ảnh: Internet)

Hơn nữa đã là đề án phát triển trong cả cộng đồng thì nên chú trọng đi từ vùng, địa phương, thừa thắng tiến lên. Tổ chức Hội chợ sách chỉ là hoạt động bề nổi trong tuyên truyền, đẩy mạnh văn hóa đọc tuy nhiên tình hình thực tiễn cho thấy nó chỉ diễn ra ở Thủ đô hay các thành phố lớn.
Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cần chuyển vùng hoạt động từ thành phố  đến các huyện lỵ, thôn xã, nhà văn hóa cấp thôn xóm thay vì để sách 'nằm ngủ' ở khu vực đô thị - nơi mà nhiều gia đình đủ năng lực để mua sách cho con cái họ đọc.
Trong khi trẻ em ở thành phố có thể đọc tới 20 cuốn sách một năm thì trẻ em ở nông thôn lại rơi vào tình trạng “khát sách”.

Cần khách quan nhìn nhận, vô tình lợi ích đang về tay nhà xuất bản và các đơn vị phát hành mà chưa đến được với cộng đồng như mục tiêu đề ra. Đã là phát triển cộng đồng thì không những cần được tạo điều kiện thuận lợi mà còn phải gắn liền với hai chữ bình đẳng.

Văn hóa đọc gắn liền với tri thức nên đồng nghĩa với việc song hành cùng giáo dục. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sách luôn là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Song cấp thiết không kém chính là việc kết hợp, liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị giáo dục đào tạo với phía xuất bản, phát hành dưới sự giúp đỡ của các Bộ, ban nghành, bởi giáo dục dạy hay nhưng truyền thông khó có thể tốt bằng các công ty xuất bản.

Từ sự tương hỗ nhịp nhàng đó để đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong công tác phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Đề án Phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồng Giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030

Trong bối cảnh khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông đang có những bước phát triển vũ bão và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hiện đại hóa đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của mọi quốc gia; để giúp cho dân tộc Việt Nam có đủ bản lĩnh, năng lực tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, thích ứng với sự đa dạng, thay đổi nhanh chóng, thì việc duy trì, phát triển thành quả của Văn hóa Đọc đã đạt được ở giai đoạn 2011 – 2020 là hết sức cần thiết để đến năm 2030, Việt Nam sẽ hình thành một Xã hội Đọc, một thế hệ đọc mới, với xu hướng đọc lành mạnh, bổ ích, biết giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, tinh tuý của các dân tộc khác trên thế giới, của thời đại để làm giàu thêm cho cuộc sống của chính bản thân mình và của quốc gia, dân tộc.

Thảo Anh (th)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.