Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Truyền thông lễ hội truyền thống: Công và tội

21:37 28/03/2017 - Văn hóa xã hội
Mùa lễ hội năm nay đang đi dần đến hồi kết, nhưng thông tin về lễ hội vẫn chưa hết “nóng”. Thông tin về những hiện tượng tiêu cực trong lễ hội như nạn cướp lộc, cướp ấn, bạo lực, truyền thống bị mai một... lấn át những thông tin tích cực.

Lựa chọn cách tiếp cận trong thông tin về lễ hội có thể góp phần bảotồn văn hóa dân tộc. Ảnh minh họa

Từ “điển hình” chém lợn

Tục chém lợn ở Niệm Thượng (tên Nôm là làng Ném, Bắc Ninh) không phải là chuyện mới. Hàng chục năm trước đây, đã không ít bài báo đề cập tục lệ này, nhưng không nhiều người chú ý. Nó “bỗng nhiên nổi tiếng” vài năm gần đây khi một số bài báo giật tít kiểu như: Rợn người chém lợn trong hội làng, Máu tươi thấm đẫm sân đình, Lễ hội man rợ máu me be bét...

Khi giật những cái tít “man rợ”, “rợn người”, một số tờ báo đã thành công về mặt “câu view”. Cộng đồng hết sức quan tâm. Nhất là khi hình ảnh con lợn máu be bét được trưng lên các trang báo in màu, hoặc báo điện tử. Và đó khởi nguồn cho những tranh luận còn tồn tại nhiều năm nữa về tục chém lợn, cũng như một số nghi lễ hiến sinh khác trong lễ hội. Chính cơ quan quản lý cũng lâm vào thế kẹt giữa những luồng dư luận, một bên đòi cấm ngay tức khắc; một bên cho rằng có thể duy trì; còn bản thân người dân địa phương cảm thấy họ bị “xúc phạm”.

Xét ở khía cạnh bảo vệ động vật, người ta có lý khi yêu cầu chấm dứt ngay việc “đâm trâu, chém lợn”. Nhưng khi giật những cái tít “man rợ”, “dã man” và yêu cầu dừng việc chém lợn, liệu những người viết có tìm hiểu kỹ lưỡng lý do tục lệ đó ra đời thế nào hay không, nó có ý nghĩa thế nào với cộng đồng địa phương? Trên thực tế, một nghi thức có thể được cộng đồng này chấp nhận, nhưng có thể bị phản đối kịch liệt ở cộng đồng khác; ở cộng đồng này nó được coi là trái đạo đức, ở cộng đồng khác thì không. Văn hóa không có những “chuẩn” nhất định mà mọi cộng đồng phải tuân theo.

Nếu nhìn nhận một cách đa chiều như thế, thì dù có cảm thấy “man rợ”, người ta cũng tiếp cận thông tin và đưa tin theo một hướng khác. Bản thân tôi là người không ủng hộ việc chém lợn. Nhưng nếu mong muốn việc đó được xóa bỏ, tôi cho rằng, phải thông tin làm sao để người dân Niệm Thượng cảm thấy thấu lý, đạt tình. Văn hóa không phải là sự “cưỡng chế”. Khi được thuyết phục, chính chủ thể lễ hội này sẽ tự đi tìm sự hài hòa giữa phong tục cổ với đời sống đương đại.

Người cầm bút cần hiểu biết kỹ lưỡng về lễ hội

Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ. Mỗi dịp Xuân về, lễ hội là món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân đất Việt. Tục chém lợn trong lễ hội làng Niệm Thượng chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về cách đưa tin phiến diện, thậm chí là lệch lạc của báo chí, truyền thông thời gian gần đây. Hệ quả là không chỉ có nhiều tranh cãi, mà chính cách đưa tin như thế góp phần làm cho nhiều lễ hội trở nên lộn xộn.

PGS.TS. Đỗ Thị Hảo (Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội) cho biết, lễ hội Thánh Gióng ở đền Sóc vốn là của một số làng. Trước đây, quy mô nhỏ, các cụ ước chừng được số người tham gia “cướp” giò hoa tre (một hình thức xin lộc). Bởi thế các cụ làm ra một lượng giò hoa tre để gần như... ai cũng cướp được. Nhưng sở dĩ nó biến đổi dẫn đến đánh nhau vỡ đầu để giành chiếc giò hoa tre là bởi, bây giờ người ta đổ đến nhiều quá.

Tương tự là tình trạng ở đền Trần, Truyền thông đã góp phần truyền bá tư tưởng “cầu quan”, “thần thánh hóa” trong việc xin ấn ở đền Trần. Lợi thì rất rõ ràng, hàng năm tỉnh Nam Định thu được một nguồn lợi kinh tế lớn khi khách du lịch đổ về. Nhưng cái hại thì vĩnh viễn không bao giờ khắc phục được. Tâm lý xin ấn để thăng quan, nhiều lộc đã bén rễ khá sâu trong một bộ phận không nhỏ người dân. Và khi không gian đền Trần có hạn; khả năng phát ấn có hạn thì đương nhiên người ta sẽ lao vào tranh cướp.

Gần đây dư luận hay lên án lễ hội gây lãng phí do thông tin cả nước có hơn 8.000 lễ hội. Đây không phải là con số quá lớn như nhiều báo chí “thổi phồng”. Bởi phần lớn trong số 8.000 lễ hội đó là hội làng, trong một cộng đồng nhỏ, một làng xã. Những lãng phí, lộn xộn chủ yếu xảy ra ở những lễ hội lớn. Cái cần nói đến nhất khi nói về lễ hội hiện thời là tâm thế của người đi lễ hội. Nếu mọi người đi lễ hội với mong muốn tri ân người có công, thưởng ngoạn văn hóa dân tộc thì mọi chuyện đã đi theo hướng khác.

Không như những lĩnh vực khác, di sản nói chung và lễ hội nói riêng có những nét đặc thù. Một số biểu hiện cụ thể của lễ hội nếu không hiểu sâu những lớp lang, những mã văn hóa, những phong tục từ xa xưa để lại thì rất dễ dẫn đến nguy cơ thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, hầu như địa phương nào cũng muốn quảng bá lễ hội để thu hút khách du lịch. Người đưa tin nếu không có kiến thức, có bản lĩnh rất dễ trở thành người bị phụ thuộc thông tin do địa phương cung cấp. Nguy cơ “thần thánh hóa” các phong tục trong lễ hội từ đây mà ra, rồi lan đến cả cộng đồng.

Lựa chọn vấn đề, lựa chọn cách tiếp cận trong thông tin về lễ hội có thể góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, phát huy những giá trị tích cực của văn hóa truyền thống vào cộng đồng, nhưng cũng có thể đem đến những yếu tố tiêu cực nếu không có một cái nhìn có chiều sâu, am hiểu về văn hóa dân tộc và người viết thường xuyên bị ám ảnh vì mục đích lợi ích kinh tế./.

Giang Nam

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top