Tiếng ồn có nguy cơ làm giảm thính lực con người

Một công trình nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy: Năng suất lao động của các viên chức trong tình trạng yên tĩnh cao hơn khi có tiếng ồn 9% và sai sót trong việc ghi chép tài liệu ít hơn 29%.

Tiếng ồn có nguy cơ làm giảm thính lực con người. Ảnh minh họa

Khả năng nghe của chúng ta là món quà quý báu. Thế nhưng khi có tuổi, thính giác chúng ta yếu dần. Xã hội hiện đại phát sinh nhiều âm thanh và tiếng ồn khác nhau dường như đẩy mạnh quá trình này. Một khoa học gia cao cấp của Viện Khiếm Thính Trung Ương, ở St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ, nhận xét: “Ở một người Mỹ tiêu biểu, khoảng 75 phần trăm sự nghễnh ngãng không phải chỉ do quá trình lão hóa mà còn bởi những điều tác động đến đôi tai trong suốt đời sống”.

"Mọi người có thể không nhận ra những loại tiếng ồn mà mình tiếp xúc có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Tiếng ồn càng lớn và bạn càng tiếp xúc nhiều với chúng thì nguy cơ mất thính lực của bạn càng lớn”.

Theo CDC, nghe kém là vấn đề mãn tính phổ biến đứng thứ ba tại Hoa Kỳ. Có khoảng 40 triệu người Mỹ tuổi từ 20-69 đã mất thính lực ở một hoặc cả hai tai mà nguyên nhân có liên quan đến tiếp xúc với tiếng ồn.

Tiếng động lớn gây ra mất thính lực bằng cách gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào lông ở tai trong khi tiếp xúc với sóng âm thanh. Khả năng nghe âm thanh và tiếng ồn được dựa trên các tín hiệu mà các tế bào lông gửi đến não.

Khả năng gây tổn thương thính giác xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với âm thanh có cường độ trên 85 decibel (dB) trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tiếng ồn giao thông trong một chiếc xe hơi là 80 dB.

- Quạt thổi lá hoặc bụi hoạt động với 90 dB và có thể gây tổn thương thính giác sau 2 giờ tiếp xúc.

- Một sự kiện thể thao trực tiếp tạo ra 100 dB tiếng ồn và gây tổn thương thính giác sau 14 phút tiếp xúc.

- Một buổi hòa nhạc rock tạo ra âm thanh có cường độ 110 dB gây tổn thương thính giác trong vòng 2 phút.

- Một tiếng còi lớn tạo ra 120 dB gây tổn hại thính giác trong vòng 1 phút.

Để thấy mức độ nguy hại những tiếng ồn này, các nhà nghiên cứu của CDC đã phân tích hơn 3.500 bài kiểm tra thính lực tiến hành trên những người tham gia một cuộc khảo sát quốc gia về y tế và dinh dưỡng năm 2012.

Họ phát hiện ra rằng cứ 5 người không làm việc trong môi trường có tiếng ồn thì có 1 bị tổn thương thính lực bởi tiếng ồn khác xung quanh môi trường sống. Các tổn thương thể hiện bởi sự sụt giảm rõ rệt trong khả năng nghe âm thanh, xuất hiện sớm nhất là 20 tuổi.

Con người có nhiều khả năng bị mất thính lực khi chúng ta có tuổi. Khoảng 19% thanh niên độ tuổi 20-29 đã mất thính lực, con số này tăng lên 27% trong độ tuổi 50-59. Chính vì vậy, CDC khuyến cáo mọi người cần kiểm tra thính giác của mình thường xuyên.

Việc mất thính lực liên quan tới tiếng ồn trong công việc vẫn là một vấn đề cần khắc phục. Nghiên cứu mới cho thấy gần 1/3 số người làm việc trong môi trường ồn ào đã bị mất thính lực ở 1 tai hoặc cả 2 tai, TS Anne Schuchat lưu ý.

Bạn đang bị khiếm thính nếu bạn

- Mở lớn máy radio hoặc ti-vi của bạn nhưng người khác thấy chói tai

- Thường yêu cầu người khác lặp lại

- Thường cau mày, ngả về phía trước, và quay đầu lại để nghe người nói

- Không nghe rõ trong những hội họp nơi công cộng hoặc những môi trường ồn ào như cuộc họp mặt chung vui hay trong một cửa hàng đông khách

- Thường phải nhờ người khác nhắc lại những điều ai đó nói

Từ Hải (th)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top