Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

“Thủ đô gió ngàn” – điểm đến hấp dẫn

23:04 08/04/2022 - Văn hóa xã hội
Trong những ngày tháng 4, cái nắng mới oi ả, đoàn chúng tôi có cuộc hành trình về với “Thủ đô gió ngàn” tại Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa – Thái Nguyên và các điểm du lịch khác trong tỉnh, đây cũng là địa điểm phát triển chuỗi du lịch lịch sử - giáo dục - sinh thái tại Thái Nguyên.

Lãnh đạo bấm nút Khai trương khu giáo dục “Trải nghiệm về nguồn -  ATK Thủ đô gió ngàn” và mở cửa du lịch tỉnh

Lợi thế phát triển du lịch lịch sử - giáo dục- sinh thái

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với lợi thế là trung tâm vùng, hạ tầng cơ sở phát triển, với hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích tín ngưỡng đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá và 80 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Đặc biệt là Festival trà quốc tế được tổ chức 2 năm một lần tạo ấn tượng đặc biệt với du khách.

Các hoạt động trải nghiệm của du khách

Bình quân hàng năm du lịch Thái Nguyên đón gần 3 triệu lượt khách du lịch. Trong năm 2019, khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt hơn 1 triệu lượt; khách du lịch đến các điểm tham quan đạt hơn 1,8 triệu lượt; doanh nghiệp lữ hành phục vụ đạt hơn 150.000 lượt; doanh thu tại các doanh nghiệp du lịch đạt trên 430 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách tăng hơn gần 500.000 lượt, trong đó, riêng Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá -nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống nhiều năm trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đón tiếp, phục vụ 2.680 đoàn khách với gần 557.000 lượt khách tìm hiểu về lịch sử Cách mạng và truyền thống của dân tộc. Số liệu này cho thấy bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngành dịch vụ du lịch của Thái Nguyên.

Trao đổi với Tạp chí ông Đặng Ngọc Trình- Giám đốc dự án- Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Trí Việt cho biết: “ Hoạt động “Trải nghiệm về nguồn – ATK Thủ đô gió ngàn” hướng đến đối tượng là học sinh, sinh viên nhằm giáo dục đạo đức, lịch sử văn hóa cho các em. Hoạt động này sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới trong du lịch di tích, tạo ra những điểm nhấn cho khách tham quan, đặc biệt là sự giáo dục truyền thống. Ngoài những điểm tham quan trong khu di tích, du khách còn được hòa mình vào những trải nghiệm trong hoạt động nhóm cộng đồng, hòa mình vào những món ăn bản địa, sắc nét đậm vị vùng Việt Bắc. Qua đó góp phần tạo nên những sản phẩm mới, đa dạng trong ngành du lịch Thái Nguyên.

Không chỉ là "điểm đến" mà còn là "điểm dừng"

Việc liên kết tổ chức hoạt động trải nghiệm là hoàn toàn cần thiết, khi hoạt động “Trải nghiệm về nguồn – ATK Thủ đô gió ngàn” được thực hiện sẽ liên kết với điểm du lịch tại Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa – Thái Nguyên và các điểm du lịch khác trong tỉnh nhằm phát triển chuỗi du lịch lịch sử - giáo dục - sinh thái tại Thái Nguyên. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại đây phù hợp với quy hoạch tại địa phương, không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, giải quyết nhu cầu dịch vụ du lịch mà còn góp phần đưa du lịch Thái Nguyên không chỉ là “điểm đến” mà còn là “điểm dừng” thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện Định Hóa nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Với các mục tiêu mà Ban Quản Lý di tích Lịch sử - Sinh thái ATK hướng tới.

Bí kíp để du khách khi đến với “Trải nghiệm về nguồn – ATK Thủ đô gió ngàn” nằm ở việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm giáo dục, trải nghiệm STEM gắn liền với các kiến thức của học sinh, sinh viên được học tại nhà trường tại chuyến đi “về nguồn” từ đó giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, làm giàu kiến thức và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong môi trường thực tế ngoài xã hội.

Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc lĩnh vực STEM cho học sinh: Đó là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Trong đó học sinh biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Biết sử dụng, quản lí và truy cập Công nghệ. Học sinh biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.

Phát triển các năng lực chung cho học sinh: nhằm chuẩn bị cho học sinh những cơ hội, cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, học sinh sẽ được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: tạo cho học sinh có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của học sinh. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.

Nhóm PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.