Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Rộn ràng với tiếng vọng Tây Bắc và quảng bá văn hóa Chăm

15:37 10/07/2016 - Văn hóa xã hội
Nhiều hoạt động chuyên đề đa dạng mang tên “Tháng tiếng vọng Tây Bắc” sẽ diễn ra trong tháng 7, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong khi đó, từ ngày 15-17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Chăm năm 2016” tại An Giang.

Trong “Tháng tiếng vọng Tây Bắc” sẽ diễn ra các hoạt động chuyên đề “Giới thiệu bộ sưu tập về các công cụ đánh bắt cá của đồng bào vùng Tây Bắc”, triển lãm hình ảnh về cung đường Tây Bắc và chương trình du lịch Homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” cho du khách trải nghiệm trong những ngôi nhà truyền thống ngay tại Làng Văn hóa.

Chuyên đề “Giới thiệu bộ sưu tập về các công cụ đánh bắt cá của đồng bào vùng Tây Bắc” diễn ra từ ngày 15/7 đến hết ngày 31/7/2016, tại Đồi cò A1, khu làng I giới thiệu hoạt động đánh bắt cá của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc thông qua các dụng cụ (nơm, đơm, đó, giỏ, ống tre, lưới, chài…). Đặc biệt, từ ngày 29-31/7/2016, các nghệ nhân và cán bộ Bảo tàng tỉnh Điện Biên sẽ trực tiếp trình diễn, giới thiệu không gian trải nghiệm câu cá, đánh bắt cá.

Vẻ đẹp Tây Bắc

Triển lãm hình ảnh về cung đường Tây Bắc sẽ giới thiệu khoảng 100 bức tranh, ảnh về những cung đường Tây Bắc, những em bé Tây Bắc hồn nhiên trên chiếc xe đạp gỗ, con đường cheo leo giữa vách núi, những cung đường ngắm lúa chín đẹp Tây Bắc khu vực thung lũng Mường Hoa, Tả Van, Cát Cát (Lào Cai), mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì (Hà Giang), Mù Cang Chải (Yên Bái)…

Vào dịp cuối tuần, du khách lên Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam có thể được tham gia chương trình du lịch homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” trải nghiệm tại nhà Thái, Mường, Ê Đê và các không gian Khu các làng dân tộc.

* Từ ngày 15-17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Chăm năm 2016” tại An Giang với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mang đậm văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm.

Chủ đề của ngày hội là “Bảo tồn, phát huy Văn hóa dân tộc Chăm trong công cuộc phát triển bền vững đất nước”. Đến nay, 11 tỉnh, thành phố đã đăng ký tham dự ngày hội gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang và TPHCM.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Chăm năm 2016 tại An Giang là sự kiện văn hóa quy mô lớn, nhằm đẩy mạnh sự đoàn kết, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong đồng bào Chăm. Thông qua các hoạt động của Ngày hội là dịp tôn vinh, quảng bá giá trị văn hóa của đồng bào Chăm với cả nước và bạn bè quốc tế; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa của đồng bào Chăm trong xu thế hội nhập.

Trong 3 ngày diễn ra ngày hội, nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được tổ chức như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; giới thiệu trích đoạn lễ hội dân gian; trang phục truyền thống dân tộc Chăm; văn hóa ẩm thực, nghề truyền thống của người Chăm; Triển lãm hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ dân tộc và các sản phẩm văn hóa dân tộc tiêu biểu; Hội thi thể thao với các môn như chạy việt dã, đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền, bóng đá… Nhân dịp này, Hội thảo “Văn hóa đồng bào Chăm trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững” cũng được tổ chức.

Nguồn: Baochinhphu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top