Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tết đến, mẹ về - cả nhà đoàn tụ

02:54 08/01/2017 - Văn hóa xã hội
Ngày tôi bước chân vào cổng trường đại học cũng là ngày mà mẹ tôi lên máy bay sang xứ người sinh sống…

Mọi chuyện như vừa mới đây, mà thoát đã ba năm rồi. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm ấy, hai mẹ con đang trên đồi vừa làm, vừa chuyện trò vui vẻ thì nhận được điện thoại báo tin tôi đỗ đại học.

Vui mừng khôn xiết hai mẹ con bỏ dở công việc chạy về nhà khoe với bố. Tôi vui đến mức mấy ngày  không sao ngủ yên giấc và để ý thấy  bố mẹ tôi cũng vậy.

Nhưng, bố mẹ không phải vì mừng không ngủ được mà xen lẫn niềm vui là sự lo lắng, thấp thỏm làm sao để có tiền nuôi con ăn học.

 Nhà tôi ở miền núi, bố mẹ tôi là công nhân chè quanh năm suốt tháng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Cuộc sống chỉ biết dựa vào cây chè, chè tốt tươi thì no ấm, chè cằn cỗi thì đói ăn.

Nhưng, suy cho cùng chè có tốt hay xấu thì mấy đồng lương công nhân của bố mẹ tôi chỉ đủ ăn, đủ mặc mà thôi. 

Bây giờ con gái xuống thành phố học phải lo thêm tiền học phí, tiền ăn, tiền trọ biết kiếm đâu ra. Bố mẹ tôi bảo dù có nghèo đến mấy cũng nhất quyết cho con ăn học đàng hoàng.

Vì quê nhà khó kiếm sống, mẹ tối quyết định đi xuất khẩu lao động sang Ma Cao.

Đi học xa nhà khó khăn lắm, cái gì cũng thiếu mà không dám xin vì hoàn cảnh nhà mình không đáp ứng hết được. Thương bố ở nhà phận gà trống nuôi con. Lo em còn nhỏ đã phải xa bàn tay của mẹ. Nhớ mẹ phương xa một thân một mình nơi đất khách.

Tôi khó một thì mẹ tôi khổ mười. Mẹ tôi sức khỏe yếu lại mắc bệnh về tim mạch và huyết áp trái gió trở trời là bị ốm ngay. Ở bên đó, chẳng có người thân, một mình lủi thủi không ai chăm sóc. Đồ ăn mỗi nơi một khác, mẹ tôi ăn uống không quen chẳng bao giờ cảm thấy ngon miệng.

Mua đồ ăn Việt Nam thì đắt, mẹ tôi sợ mẹ ăn thì bớt mất tiền cho con. Công việc của mẹ tôi là trông trẻ, việc thì nhàn thôi nhưng mẹ luôn buồn vì chăm sóc con người ta tận tình còn con mình thì bơ vơ vắng bóng mẹ.

Nhớ chồng, nhớ con chỉ có thể gặp nhau qua những cuộc điện thoại, những dòng tin nhắn.  Nhiều lúc mẹ nhớ nhà, buồn quá mà khóc, tôi chỉ muốn vứt bỏ hết đi chạy đến bên ôm lấy mẹ nói rằng: “ mẹ hãy về đi, con không đi học nữa đâu”. Tôi giận bản thân mình lắm, trách mình vô dụng chẳng biết làm gì giúp bố mẹ.  

Tôi chưa bao giờ dám hỏi mẹ điều gì, chỉ tự hình dung trong đầu mẹ bên đó như nào, giờ này làm gì,… sợ hỏi sẽ khiến mẹ tủi thân.

Chắc rằng mẹ cũng luôn hình dung về mọi người năm tháng trôi qua hình dáng thay đổi ra sao. Mỗi lần chat với mẹ, nhìn những nếp nhăn hằn trên mắt mẹ tôi chỉ ước rằng có phép nhiệm màu hoán đổi tuổi thanh xuân của mình cho mẹ, bao khó khăn vất vả tôi xin nhận hết.

Cuộc đời mẹ lam lũ lo cho con cái, gia đình nhiều đến mức ở bên đất khách mẹ vẫn luôn dặn dò tôi được nghỉ về nhà dọn dẹp cho bố, kiểm tra sách vở cho em…có lẽ không lúc nào mẹ không khỏi lo toan.

Mỗi năm mẹ tôi chỉ được về nhà một lần vào dịp Tết, năm nay là năm thứ ba tôi đi học cũng là cái Tết thứ ba bố con tôi ngóng mẹ. Ngóng hoài, ngóng mãi cuối cùng cũng sắp đến Tết, mẹ sắp về với bố con tôi, cả nhà tôi sắp được đoàn tụ rồi.

Tôi chẳng mấy khi hứa với mẹ điều gì, tôi chỉ dám âm thầm thực hiện chút một góp phần đền đáp công ơn to lớn của mẹ. Tôi sợ mình ba hoa quá mà không làm được sẽ khiến mẹ thêm buồn, sợ rằng nước mắt mẹ rơi mà không thể ở bên cạnh lau đi được.

     “ Mẹ à! Mẹ cứ yên tâm làm việc bên đó nhé, bố, con và em ở nhà vẫn ổn”.

20 tuổi!  Những người bạn cùng trang lứa luôn ước ao được xinh đẹp, giỏi giang, nhiều tiền,… còn tôi cũng muốn giỏi, cũng muốn có tiền, nhưng tôi cố gắng bằng khả năng của mình còn điều ước thì tôi dành cho bố mẹ. Luôn mong rằng bố mẹ mãi mạnh khỏe ở bên chị em tôi, mong cho nhanh đến Tết năm nay, năm sau và năm sau nữa khi tôi đã học xong, ra trường để mẹ về với quê hương, gia đình.

Anh Th­ư

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top