Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Truyền thông phòng chống bạo lực trẻ em

Sáng 12/10, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em tổ chức Hội thảo: “Tăng cường sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng và Câu lạc bô Nhà báo Bảo vệ quyền trẻ em trong việc phòng chống bạo lực với trẻ em”.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: PV

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu cung cấp kiến thức cho các nhà báo trong CLB nhà báo Bảo vệ quyền trẻ em, phóng viên một số cơ quan thông tấn, báo chí về thực trạng bạo lực với trẻ em ở Việt Nam hiện nay, phân tích tác động của bạo lực với trẻ em, chia sẻ một số kinh nghiệm phòng chống bạo lực tốt và đề xuất giải pháp để chấm dứt bạo lực với trẻ em.

Đồng chí Đỗ Đức Ngọ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: PV

Đồng chí Đỗ Đức Ngọ cho biết, những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy bạo lực và xâm hại đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ em. Nó làm giảm khả năng học tập và hoà nhập xã hội của các em, tác động tới quá trình trưởng thành và để lại những hệ quả tiêu cực lâu dài trong cuộc sống của trẻ.

Những năm qua, Việt Nam rất quan tâm việc ngăn ngừa và tiến tới chấm dứt bạo lực trẻ em bằng việc Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều luật, nghị định, kế hoạch hành động và đầu tư nguồn lực cho việc chăm sóc, bảo vệ và ngăn chặn bạo hành trẻ em. Mặc dù đã có nỗ lực song chưa thật sự mạnh mẽ và còn tồn tại nhiều bất cập.

Tại hội thảo, Hội Nhà báo Việt Nam đã ký kết chương trình hợp tác với Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018, nhằm tăng cường sự tham gia của Hội Nhà báo Việt Nam, CLB nhà báo Bảo vệ quyền trẻ em và một số cơ quan truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền phòng, chống bạo lực với trẻ em.

Hội Nhà báo Việt Nam đã ký kết chương trình hợp tác với Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam. Ảnh: Sơn Hải

Đây cũng chính là cơ hội để các phóng viên có thêm thông tin, kinh nghiệm tốt để bài viết, đưa tin về vấn đề ngăn ngừa bạo lực trẻ em mà còn là cơ hội tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xã hội với các cơ quan truyền thông đại chúng trong lĩnh vực này, chung tay đề ra những giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ trẻ em trong tương lai./.

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được thành lập từ năm 2008, đến nay đã có 10 Hội cấp tỉnh, thành phố, 45 Chi hội và trung tâm trực thuộc. Mạng lưới Quyền trẻ em (CRnet) với 40 tổ chức thành viên trong 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. Mạng lưới bảo vệ trẻ em gồm 47 luật sư, luật gia và hội thẩm nhân dân ở 9 tỉnh, thành phố.

Hội đã có một số hình thức tham gia bảo vệ trẻ em như: Xây dựng mạng lưới các tình nguyện viên bảo vệ trẻ em dựa vào gia đình, nhà trường và xã hội; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về quyền trẻ em, kỹ năng sống cho cha mẹ, cộng đồng và trẻ em để chủ động ngăn ngừa bạo hành và lạm dụng tình dục; tham gia giám sát, phát hiện các trường hợp nguy cơ; tiến hành tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý bảo vệ quyền trẻ em…

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.