Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Sinh viên và việc làm thêm

03:23 10/12/2016 - Văn hóa xã hội
Chuyện sinh viên đi tìm việc làm thêm, từ lâu đã trở thành phổ biến, nhất là ở khu vực Thành phố nơi tập trung các trường Đại học.

Có công việc làm thêm để giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế, còn một số bạn lại coi đây là sự trải nghiệm... Và cho dù với lý do nào đi chăng nữa thì đằng sau những công việc ấy, là sự vất vả ít khi được nhắc tới sau mỗi giờ tan ca làm.

Có việc làm để trang trải việc học

Tờ rơi môi giới công việc làm thêm cho sinh viên xuất hiện khắp nơi

Do nhà mình ở quê và còn một em trai mới vào Đại học, nên làm thêm để có thu nhập giúp đỡ bố mẹ phần nào - Vũ Đức Thuận, sinh viên năm 3 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ.

Với lí do giống như Thuận, nhiều bạn sinh viên tại Hà Nội đã quyết định tìm kiếm một công việc làm thêm ngay từ những ngày đầu tiên là sinh viên. Phần đa trong số đó tìm tới công việc như bán hàng, làm nhân viên tại các cửa tiệm, quán ăn, một số lựa chọn gia sư, đôi khi còn cả phụ hồ.

Đã có nhiều trường hợp là sinh viên, đi tìm việc làm thêm rồi bị lừa, nên mình cũng lo lắm, nhưng vẫn cứ quyết tâm kiếm một công việc phù hợp. Vì lên Đại học, môi trường học tập cũng như sinh hoạt khác trước rất nhiều, số tiền chi tiêu hàng tháng mà bố mẹ gửi lên không đủ. Ở thời điểm này, mình vừa học tập, vừa có một công việc làm thêm tương đối ổn định, mặc dù đó chỉ là nhân viên phục vụ cho một nhà hàng. Thuận nói thêm.

Khi được hỏi về công việc làm thêm hiện tại của mình, Trần Thị Phượng sinh viên năm nhất trường Đại học Văn Hóa Hà Nội chia sẻ: Sau khi được một chị cùng trường giới thiệu, em đi làm gia sư với mức lương 250 nghìn đồng một ca kéo dài 3 tiếng. Tuy nhiên, việc sắp xếp lịch học của mình với công việc làm thêm cũng tương đối vất vả. Phần lớn thời gian em ở trường nên chỉ tranh thủ mỗi tuần một buổi tối. Đôi khi tan ca học khá muộn, trở về phòng trọ thì đã nửa đêm. 

Cái được và cái mất...

Công việc của một nhân viên giao hàng

Để có thêm thu nhập hơn 1 triệu đồng một tháng, Đức Mạnh sinh viên Đại học Văn Hóa Hà Nội tâm sự: Từ khi đi làm thêm, mình gần như không tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường nữa, tan học là lại vội vàng tới chỗ làm. Đôi khi có những hôm do tắc đường nên tới muộn là lập tức bị trừ lương. Công việc là làm đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ  nên không tránh được những lúc sai sót và mệt mỏi. Nhiều khi hết giờ làm, về tới phòng trọ là tay chân rã rời không còn muốn nghĩ tới chuyện học hành nữa.

Giống như người bạn cùng phòng, Huy Hoàng cho biết: Từ khi đi làm thêm, việc học tập của mình bị ảnh hưởng nhiều lắm, chuyện học lại hay thi trượt trước đây không có nhưng giờ thì... Bỏ dở câu nói, Hoàng tiếp tục: Có lần do sơ ý mình vô tình làm vỡ bát canh khi đưa cho khách, ngoài việc trừ lương, còn phải nghe chị quản lý ‘nhắc nhở’. Công việc làm thêm khá bận rộn nên cũng căng thẳng. Nhiều khi gặp phải khách hàng khó tính thì phải luôn chân, luôn tay làm những công việc không tên. Mình làm nhân viên thì phải chiều ý khách thôi.

Cân đối thời gian giữa việc học tập và làm để kiếm thêm thu nhập

Ngoài những kiến thức được trang bị trên giảng đường, các kĩ năng ứng xử, cũng như kiến thức thực tế là một điều không thể thiếu trong hành trang đối với mỗi sinh viên khi ra trường. Có công việc làm thêm là cơ hội cho các bạn sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm sống vì có sự trải nghiệm ngoài xã hội. Không những vậy, đây còn là cách để sinh viên xa nhà có thể tự gánh vác một phần nỗi lo kinh tế. Cái lợi đã thấy rõ, nhưng cũng cần phải xác định việc học mới là công việc chính, quan trọng hơn cả. Nếu việc học tập bị ảnh hưởng dẫn tới thành tích không tốt, đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai sau này.

Vũ Mừng

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top