Sinh viên ĐH Đông Á xuyên đêm cứu hộ

Sau lời kêu gọi của Phòng CSGT - Công an TP Đà Nẵng, trong hai đêm rạng sáng ngày 28 và 29/7, đội SOS sinh viên ĐH Đông Á tình nguyện xuyên đêm cứu hộ xe miễn phí, "tiếp sức" cho hành trình về quê tránh dịch kéo dài cả ngàn km của hàng trăm người dân.

Đội SOSS sinh viên Đại học Đông Á 

Để hỗ trợ tốt nhất cho người dân về từ TP.HCM bằng xe máy, Phòng CSGT - Công an TP Đà Nẵng đã kêu gọi các tình nguyện viên có kinh nghiệm sửa chữa xe tham gia hỗ trợ đón, đưa người dân qua địa bàn. Ngay lập tức, các bạn trẻ ở Đà Nẵng không ngần ngại lên đường giúp đỡ. Trong số họ có tài xế xe ôm công nghệ, đầu bếp, thợ sửa xe, thợ cắt tóc… và cả sinh viên. Ai cũng đều có kỹ năng sửa xe cơ bản.

Trong đó, đội SOS sinh viên Đại học Đông Á gồm 24 bạn, được Đoàn trường chủ động phân bổ vào các ca khác nhau để đảm bảo đoàn nào đến địa phận Đà Nẵng cũng sẽ có tình nguyện viên hỗ trợ. Đội được Đoàn trường trang bị đồ bảo hộ, mũ chống giọt bắn và tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch. Các bạn cũng được trang bị các dụng cụ cần thiết để sửa chữa xe máy, ruột xe mới, luyn xe để thay mới cho bà con.

Khoảng 2h30 sáng ngày 28/7, sau khi đón đoàn từ địa phận Quảng Nam, lực lượng CSGT Đà Nẵng điều phối cho đoàn nghỉ ngơi ở một khu đất trống nằm giữa chốt kiểm dịch của 2 tỉnh. Những người dân nào có xe máy hư hỏng, cần sửa chữa, thay nhớt..., lực lượng chức năng sẽ hướng dẫn di chuyển sang phía đối diện để đội tình nguyện kiểm tra xe.

Ngay sau khi nhận xe, nhóm 15 bạn sinh viên nhanh chóng chia nhau kiểm tra xe và tiến hành thay thế phụ tùng, sửa chữa, thay nhớt. Mỗi chiếc xe chỉ mất từ 5 - 10 phút để kiểm tra và sửa chữa.

Theo anh Lê Đình Lượng, Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Đông Á, ngay sau khi nhận được thông tin từ Phòng CSGT, Đoàn trường đã kêu gọi và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Lực lượng tình nguyện viên được Đoàn trường chủ động phân bổ vào các ca khác nhau để đảm bảo đoàn nào đến địa phận Đà Nẵng cũng sẽ có tình nguyện viên hỗ trợ.

"Các bạn sinh viên đa phần đến từ khoa công nghệ ô tô, điện - điện tử..., đã có kiến thức và kinh nghiệm. Đoàn trường cũng được các thầy cô, các cửa hàng phụ tùng xe máy... ủng hộ ruột lốp, phụ tùng để thay thế cho người dân", anh Lượng nói.

Sau khi các xe gặp sự cố trong đoàn được kiểm tra, sửa chữa, 3h sáng, cả trăm xe máy tiếp tục hành trình về quê của mình trong sự hỗ trợ của lực lượng CSGT. Nhóm tình nguyện viên cũng theo đoàn đến tận chân đèo Hải Vân để kịp thời hỗ trợ nếu xe máy gặp sự cố trong hành trình đi qua địa phận Đà Nẵng.

Một người dân quê Quảng Bình, xúc động khi nhìn chiếc xe hư ruột được các bạn trẻ hỗ trợ thay mới, xe cũng được tra nhớt và kiểm tra kỹ càng. "Chúng tôi hết cách nên mới phải chọn quay về quê trong tình cảnh này. Dọc đường đi qua tỉnh thành nào cũng có người hỗ trợ khiến bà con ai cũng rưng rưng. Biết ơn lắm các bạn tình nguyện đã hỗ trợ nhiệt tình cho chúng tôi", anh nói.

Tiếp đó, 3h sáng ngày 29/7, thêm một đêm không ngủ của đội SOS sinh viên ĐH Đông Á tình nguyện xuyên đêm cứu hộ xe miễn phí cho 60 xe trên tổng số hơn 200 xe được đón lúc 2h sáng nay. Đồng thời, 400 phần hỗ trợ gồm sữa và nước uống từ Đại học Đông Á cũng đã được chuẩn bị chu đáo và trao đến bà con, "tiếp sức" trên hành trình về quê tránh dịch kéo dài cả ngàn km của người dân.

Được biết, trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp hiện nay, Đoàn trường Đại học Đông Á cũng đang triển khai 4 mũi hỗ trợ trong dịch Covid, cụ thể là hỗ trợ sinh viên khó khăn đang ở lại ĐN; tham gia tình nguyện viên hỗ trợ y tế tại BV dã chiến với hiện có 34 sinh viên đang hỗ trợ tại đây theo phân công từ Sở Y tế; tham gia “cứu hộ” xe máy với đội SOS hỗ trợ đón và sửa chữa xe cho bà con về quê ngang qua Đà Nẵng; và đội sinh viên Ngân hàng máu sống được kích hoạt để sẵn sàng hỗ trợ máu cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng.

Trước đó, 38 sinh viên khoa Y Đại học Đông Á cũng đã tham gia tình nguyện viên hỗ trợ tại các điểm tiêm chủng vaccine của TP. Một nhóm sinh viên Đại học Đông Á tình nguyện hỗ trợ tại các khu cách ly ở Đà Nẵng và Bắc Giang.

An Linh 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top