Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

“Trạng Nguyên Thiết Kế 2022”: Hành trình vượt qua nỗi sợ thất bại của người trẻ

Tối 3/12 vừa qua, video viral “Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” được đăng tải trên Fanpage “Cuộc thi Creative Hunter”. Với thông điệp ý nghĩa và gần gũi, video đã nhanh chóng nhận được sự chú ý và quan tâm từ đông đảo các bạn trẻ.

Creative Hunter 2022 mang yếu tố văn hóa lịch sử - chất liệu “không mới nhưng chưa bao giờ là cũ” tới chủ đề cuộc thi năm nay.

Tiếp nối thành công từ hai mùa trước, Creative Hunter 2022 - cuộc thi thường niên về lĩnh vực thiết kế, sáng tạo ấn phẩm truyền thông , đã quay trở lại với sự mới mẻ trong hình thức, nội dung. Chương trình được tổ chức bởi C.S.C - Câu lạc bộ Kỹ năng Truyền thông, trực thuộc khoa Quan hệ Công chúng - Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với chủ đề “Thăng Long Văn hiến” và thông điệp “Đánh thức di sản văn hoá - lịch sử Việt”, cuộc thi hứa hẹn sẽ mang đến những góc nhìn, những cách tiếp cận mới mẻ thông qua các ấn phẩm do chính các bạn trẻ đam mê thiết kế sáng tạo trình bày và sản xuất. 

Với mục đích khích lệ tinh thần tham gia, truyền cảm hứng và giúp các bạn trẻ gỡ bỏ nỗi sợ thất bại trước khi tham gia một cuộc thi, video ngắn “Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” là một trong những sản phẩm truyền thông chủ chốt của Cuộc thi Creative Hunter 2022. Thông qua đây, BTC mong muốn có thể lan tỏa thông điệp: “Mỗi lần thử sức là mỗi lần có thêm trải nghiệm quý giá, viết nên hành trình mới cùng Creative Hunter 2022”.

“Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” là món quà dành cho các bạn trẻ yêu thích, quan tâm và theo dõi cuộc thi Creative Hunter 2022.

Đứng trước cuộc thi, một bộ phận các bạn trẻ thường có xu hướng tập trung vào kết quả cuối cùng mà quên đi những giá trị lâu dài sau mỗi trải nghiệm: kiến thức, sự trưởng thành, tình bạn… Nắm bắt điều đó, “Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” tái hiện lại dòng chảy suy nghĩ của một người trẻ muốn bứt phá khỏi giới hạn bản thân nhưng vẫn còn e dè trước khó khăn, thử thách và nỗi sợ thất bại. Mạch phim là sự đan xen giữa quá khứ, thực tại và tương lai một cách có chủ đích, đây cũng chính là một trong những dấu ấn đặc sắc của video này. Không phải những nhân vật “lão làng” trong quay dựng tuy nhiên bộ phận sản xuất video đã kết hợp sử dụng nhiều góc quay và động tác máy đa dạng để câu chuyện trở nên sinh động hơn. 

 

Tình bạn bè, tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ cũng được khai thác khiến câu chuyện trở nên có chiều sâu hơn.

Xuyên suốt video, Creative Hunter 2022 đã truyền tải trọn vẹn tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ. Đối đầu với khó khăn thử thách, nhân vật chính không chọn bỏ cuộc mà kiên trì với sự lựa chọn của mình. Thức khuya học bài, tới Văn Miếu để tìm hiểu, nghiên cứu và chụp ảnh tư liệu… cậu cố gắng nỗ lực hết mình trau dồi tri thức cũng như kỹ năng cho cuộc thi. Và trên chặng đường khám phá, hoàn thiện bản thân ấy, cậu luôn có những người bạn cùng đồng hành để sẻ chia mọi khoảnh khắc. 

Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất video, bạn Ánh Tuyết - thành viên ekip chia sẻ: “Trong quá trình tham gia sản xuất video gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi. Chúng mình phải lo từ khâu trau chuốt nội dung, sắp xếp các cảnh quay phù hợp với kịch bản cho đến đảm bảo tiến độ quay, dựng. Nhưng từ những khó khăn như vậy chúng mình đã học hỏi được rất nhiều để cho ra một “Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” đầy ý nghĩa và truyền cảm hứng tới mọi người”.

Ban Tổ chức gấp rút hoàn thiện những khâu cuối để video viral được chỉn chu và trọn vẹn nhất.

Đặc biệt hơn, lấy cảm hứng từ chủ đề “Thăng Long Văn hiến”, bối cảnh của video được quay tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - quần thể di tích đa dạng, phong phú với kiến trúc ghi dấu một thời vàng son. Nơi đây như một biểu tượng cổ vũ tinh thần cao quý, là minh chứng sâu sắc cho tinh thần hiếu học, sự sáng tạo, trí tuệ Việt; đồng thời cũng là nguồn cảm hứng lớn lao cho đội ngũ Creative Hunter 2022 tạo nên chủ đề chính cho cuộc thi.

Văn Miếu hiện lên cổ kính, đầy chất thơ dưới ống kính của Creative Hunter 2022.

Chất liệu văn hóa cũng được khai thác khéo léo khi có sự xuất hiện của những trang phục, đồ đạc tái hiện lại các kỳ thi Đình thời xưa. Trong video, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc áo ngũ thân, mũ áo Trạng nguyên... được lên hình với đa dạng góc máy trung đến cận. Sự dụng tâm trong việc đầu tư hình ảnh, thiết kế bối cảnh, lựa chọn trang phục và còn nhiều yếu tố khác nữa đã chứng minh được sự chỉn chu, chuyên nghiệp của đội ngũ Ban Tổ Chức Creative Hunter 2022 đối với chủ đề cuộc thi năm nay.

Sự xoay chuyển liên tục trong không gian, thời gian đưa người xem đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Không hoàn toàn mất đi tính hiện đại, “Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” được thổi hồn đồng thời bởi thời đại mới và cũ.

Không sử dụng KOLs hay Influencer hay chạy theo những “công thức sáng tạo” mới nhất, “Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” vẫn thành công trong việc tiếp cận và truyền đạt thông điệp cốt lõi của chương trình tới người xem. Việc thực hiện một video với độ dài vừa đủ cũng là một điểm sáng trong lần ra mắt lần này. 

Chỉ sau vài tiếng đăng tải, clip đã thu hút lượng lớn tương tác bởi những cảnh quay chỉn chu, có đầu tư.

Đại diện đội ngũ sản xuất, bạn Hà Phương nhắn gửi tới các bạn trẻ: “Tuổi trẻ là quãng thời gian thích hợp nhất để trải nghiệm và chinh phục những điều mới lạ. Sống trong vùng an toàn sẽ đem tới cảm giác quen thuộc, thoải mái nhưng chúng ta sẽ không biết được mình là ai trong thế giới rộng lớn ngoài kia. Bởi vậy, đừng ngần ngại vượt qua giới hạn của mình và dấn thân vào những thử thách mới. Chắc chắn hành trình đó sẽ vô cùng khó khăn nhưng sau mỗi lần thử sức, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều và có thêm những kỉ niệm đáng nhớ”.

Dự án video “Trạng Nguyên Thiết Kế 2022” nằm trong khuôn khổ vòng sơ loại của cuộc thi Creative Hunter 2022. Trước đó, Creative Hunter 2022 cũng đã tổ chức thành công sự kiện đồng hành Brief Day “Trọng nét xưa, họa nét nay” dành cho các bạn trẻ yêu thích và quan tâm tới bộ môn thiết kế. Dự đoán trong thời gian sắp tới, Cuộc thi Creative Hunter 2022 sẽ có những hoạt động thú vị khác dành riêng cho các bạn thí sinh tham gia cùng các bạn đang theo dõi cuộc thi.

Lan Hương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top