Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Phóng viên báo Vietnamnet bị hành hung khi đang tác nghiệp

17:52 09/03/2017 - Pháp luật
Đang tác nghiệp tại bến phà Bãi Cháy cũ (TP Hạ Long, Quảng Ninh), một PV báo Vietnamnet đã bị người mặc áo bảo vệ Công ty Saigontourist hành hung.

Ghi nhận của báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh: PV Phạm Công của báo Vietnnamnet nhận được phản ánh của người dân sinh sống gần bến phà Bãi Cháy cũ về việc gần đây tại nơi đón/trả khách du lịch của bến phà rất mất trật tự do các công ty du lịch đón/trả khách tại đây nên đến hiện trường ghi nhận thực tế.


Một trong hai người xưng là bảo vệ đánh PV báo VietNamNet.

Sáng 8/3, trong lúc Phóng viên Công đang ghi nhận cảnh hành khách lên bờ từ một chiếc phà cũ được các công ty du lịch trưng dụng làm “cầu tạm” đón khách thì bị hai người mặc đồng phục màu da cam, xưng là nhân viên bảo vệ của Công ty Saigontourist cản trở không cho tác nghiệp. “Đây là đất của nhà tao, cấm mày chụp ảnh” - một bảo vệ lớn tiếng quát.

PV Phạm Công nói: "Ở khu vực này không có biển báo cấm chụp ảnh nên các anh không có quyền cấm". Vừa dứt lời, một bảo vệ liền túm cổ áo anh, lôi ra phía sau chiếc xe 45 chỗ đang đậu đón khách. Tại đây có một bảo vệ khác đã chờ sẵn, cả hai lao vào đánh túi bụi anh Công khiến anh ngã gục. Rất đông người chứng kiến sự việc lập tức can ngăn, ngay sau đó hai bảo vệ dừng tay và bỏ đi, mặc cho anh Công gục xuống.

Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, anh Công được đồng nghiệp đưa đến trụ sở Công an phường Bãi Cháy trình báo cụ thể sự việc. Nhận được tin báo, Trung tá Thái Văn Giáp, Trưởng Công an phường Bãi Cháy, đã chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc.

Được biết bến phà Bãi Cháy cũ đã được Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh tạm thời cấp phép làm cảng bến đưa đón khách du lịch theo yêu cầu của các công ty lữ hành để tiện đường đưa đón khách. Nhưng cũng từ ngày bến phà này được trưng dụng thì nơi đây trở thành một bến xe bất đắc dĩ. Từ khi bến phà được trưng dụng thì tình trạng nhốn nháo, mất an toàn đang trong tình trạng báo động.

Thái Sơn (TH)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top