Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Phát hiện, xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm về BHXH, BHYT

12:45 24/10/2023 - Văn hóa xã hội
BHXH Việt Nam luôn chủ động, quyết liệt; tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra (TTKT) để phát hiện, ngăn ngừa từ sớm, từ xa và xử lý kịp thời các hành vi chậm, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN; lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHYT.

Ngành BHXH Việt Nam phát hiện, xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm về BHXH, BHYT; đảm bảo quyền lợi người tham gia.

Về thẩm quyền thanh tra, cơ quan BHXH chỉ có chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) về đóng BHXH, BHYT, BHTN không có chức năng thanh tra hưởng BHXH, BHYT. Do đó, bên cạnh sự chủ động, quyết liệt triển khai trong toàn Ngành, BHXH Việt Nam còn tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Công an, Thuế, Kế hoạch và Đầu tư…) trong hoạt động thanh tra, kiểm tra (TTKT) để chủ động phát hiện, ngăn ngừa từ sớm, từ xa và xử lý kịp thời các hành vi chậm, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN;  lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHYT.

Theo đó, việc khắc phục tình trạng chậm, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN đã cho thấy những hiệu quả tích cực. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2023, số tiền chậm đóng của các đơn vị được TTKT đã nộp trong thời gian TTKT trực tiếp tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022; đã truy đóng về quỹ BHXH, BHYT, BHTN đối với 1.095 đơn vị được TTCN đột xuất số tiền là 107 tỷ đồng/198 tỷ đồng số tiền chậm đóng; đã ban hành 260 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt là 8,6 tỷ đồng và đã đôn đốc được 387 đơn vị đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ.

Cùng với các giải pháp đồng bộ khác, công tác TTKT được triển khai hiệu quả đã góp phần tích cực vào kết quả thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN của toàn ngành. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN luôn ở mức thấp và giảm đều qua các năm, cụ thể: năm 2021, tỷ lệ nợ là 3,1%; năm 2022 là 2,91%; năm 2023 dự kiến là 2,69%.

Qua TTKT, nhiều hành lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHYT đã được phát hiện và xử lý kịp thời, như: NLĐ sử dụng Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả hoặc được các cơ sở KCB cấp không đúng quy định để thanh toán chế độ BHXH; cơ sở KCB trục lợi quỹ BHYT bằng việc quyết toán công khám, tiền thuốc, dịch vụ kỹ thuật... từ thẻ BHYT của người mua Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; trục lợi hưởng BHXH một lần dưới hình thức ủy quyền; người bệnh mượn thẻ BHYT của người khác để đi KCB hoặc sử dụng thẻ BHYT đi KCB nhiều lần để lấy thuốc sử dụng không vì mục đích điều trị cho bản thân… Một số vụ việc lạm dụng, trục lợi đã được phát hiện như vụ việc tại các Phòng khám đa khoa tư nhân ở Đồng Nai (đã khởi tố); tại Trạm Y tế phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam (Công an tỉnh Hà Nam đang xác minh)...

Để tăng cường hiệu quả công tác TTKT, trong suốt thời gian qua, BHXH Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện TTKT theo phương pháp truyền thống kết hợp với “xử lý dữ liệu điện tử” bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, rà soát, phân tích xử lý dữ liệu từ các phần mềm nghiệp vụ của Ngành BHXH Việt Nam và cơ sở dữ liệu từ các cơ quan hữu quan. Từ việc cảnh báo, sàng lọc cơ sở dữ liệu, các đơn vị có dấu hiệu vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN, nhất là hành vi vi phạm về chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đã được cơ quan BHXH kịp thời phát hiện, lập danh sách để tiếp tục rà soát, đôn đốc và tổ chức triển khai các đoàn TTCN đóng đột xuất tại đơn vị.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động TTKT đã rút ngắn thời gian, kinh phí, nhân lực, giảm thời gian làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đặc biệt với các đơn vị có số lao động và dữ liệu lớn). Ứng dụng CNTT trong công tác TTKT giúp việc TTKT có trọng tâm, trọng điểm, phát hiện các dấu hiệu bất thường, phân tích dữ liệu để định hướng nội dung thực hiện TTKT theo chuyên đề, đột xuất. Đồng thời, việc xử lý dữ liệu tổng thể, giúp tăng khối lượng nội dung, hồ sơ TTKT nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật thanh tra.

Bảo My

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top