Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Phải lòng văn hoá Tây Bắc với show diễn “Chuyện tình Đỗ Quyên”

16:29 15/06/2022 - Văn hóa xã hội
Đến với Fansipan những ngày này, du khách sẽ đắm chìm trong những vũ điệu huyền diệu của show diễn nghệ thuật “Chuyện tình Đỗ Quyên”. Nên, đỉnh trời không chỉ là nơi để ngắm nhìn thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn là để du khách chạm vào những tinh hoa của văn hoá bản địa Tây Bắc.

“Chuyện tình Đỗ Quyên’ là show diễn nghệ thuật thuộc khuôn khổ chương trình kích cầu du lịch hè “Đến Sa Pa bay giữa mùa hoa”. Show diễn lần đầu tiên được ra mắt du khách tại sân khấu trước Chùa Trình – Ga đi cáp treo, được biểu diễn liên tục trong 10 ngày từ 5/6 đến hết 15/6/2022. Ngày thường từ thứ 2 đến thứ 5 (nghỉ thứ 3) sẽ có 2 suất diễn lúc 9h và 11h, và ngày cuối tuần sẽ có 3 suất diễn lúc 9h, 11h và 13h. Mỗi show diễn có thời lượng 25 phút. 

Tây Bắc vốn lưu trữ và nuôi dưỡng từ ngàn đời một kho trầm tích văn hoá dân gian vô cùng đặc sắc, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều hoạt động nghệ thuật nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá bản địa. Sau thành công của thương hiệu “Vũ điệu trên mây”, năm nay, Sun World Fansipan Legend mang đến cho người dân và du khách một điểm sáng văn hoá mới với show diễn “Chuyện tình Đỗ Quyên” – nơi văn hoá bản địa tiếp tục được phát huy và thăng hoa ngay giữa chốn tiên cảnh Hoàng Liên Sơn. 

“Chuyện tình Đỗ Quyên” đưa người xem ngược dòng lịch sử trở về với khởi nguồn của vùng đất Tây Bắc, làm sống lại những truyền thuyết xưa cũ để thấy vẻ đẹp của những con người vùng cao thật thà, chất phác. Đời sống tinh thần của người Tây Bắc được khắc hoạ rõ nét qua từng phần của show diễn quy mô. 

Trong thanh âm réo rắt của tiếng khèn vang lên giữa núi rừng, những cô gái, chàng trai khoác lên mình trang phục dân tộc nô nức với phiên chợ truyền thống. Đời sống vùng cao mở ra đầy sinh động và đa sắc màu với những điệu nhảy sạp rộn ràng, những trò chơi dân gian đậm sắc màu vùng cao. Show diễn sử dụng các chất liệu đạo cụ của chính vùng miền như tre, nứa, trúc… đã tạo nên dấu ấn độc đáo và khắc hoạ rõ nét linh hồn Tây Bắc xưa.

Một khung cửi dệt thổ cẩm khổng lồ - nét đặc sắc của mảnh đất đại ngàn được sử dụng để tái hiện khung cảnh vừa lao động, vừa nhảy múa mê say của các chàng trai cô gái. Đây là một trong rất nhiều chất liệu văn hoá độc đáo được nhóm biên đạo chắt lọc và dàn dựng để tái hiện nét tinh tuý nhất của văn hoá đại ngàn. 

Thổ cẩm là một trong những đặc sản không thể trộn lẫn của vùng Tây Bắc, đã được tái sinh đầy nghệ thuật trong show diễn với những dải đầy sắc màu được mê say dệt dài dần, dài dần trong phiên chợ vùng cao náo nhiệt. Giữa phiên chợ tình, truyền thuyết về loài hoa đỗ quyên vốn là biểu trưng vẻ đẹp núi rừng Hoàng Liên được khắc hoạ sinh động qua cuộc gặp gỡ của chàng Đỗ và nàng Quyên. 

Nghệ thuật múa dân gian đương đại cùng kỹ thuật múa Duo được kết hợp tinh tế và khéo léo làm nên một vũ điệu đặc sắc giữa núi rừng Hoàng Liên. “Chuyện tình Đỗ Quyên” vì thế không đơn thuần là một câu chuyện tình, mà là một mảng màu văn hoá vùng cao mang cảm xúc viên mãn và trọn vẹn. 

Giữa đại ngàn hoang sơ, câu chuyện tình mở ra một chương mới với những lát cắt nghệ thuật đặc sắc kết hợp nhiều tầng văn hoá bản địa trong cùng một khung cảnh. Qua màn khua trống rộn ràng của các thanh niên bản, mạch truyện dẫn người xem từ phiên chợ tình người Mông sang đám cưới của người Dao Đỏ. 

Cái kết viên mãn của câu chuyện tình lãng mạn là màn múa Vũ hội Mường Hoa cuồng nhiệt tái hiện đám cưới người Dao Đỏ đặc trưng. Sắc màu Tây Bắc trong show diễn nhờ thế được tô đậm và tròn đầy hơn, tạo nên một bức tranh văn hoá giàu sức sống và ấn tượng.

Bên cạnh mạch truyện xuyên suốt với độ dày dặn và các lớp lang nghệ thuật được kết hợp chặt chẽ, show diễn “Chuyện tình Đỗ Quyên” còn đặc biệt ấn tượng bởi âm nhạc của hai nhạc sỹ Nguyễn Mạnh Tiến và Đinh Văn Đức. Các thanh âm vùng cao quen thuộc như khèn, sáo,… được vận dụng tối đa để khắc hoạ khung cảnh Tây Bắc một cách sống động nhất. 

Chị Thanh Huyền đến từ Yên Bái chia sẻ: “Là một người con Tây Bắc, tôi rất xúc động khi xem show diễn này. Tại sân khấu giữa không gian hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, câu chuyện tình này đã khiến tôi như được sống lại với văn hoá đặc sắc của những ngày Tây Bắc xưa. Hy vọng những giá trị bản địa này sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy rực rỡ”.

“Chuyện tình Đỗ Quyên” là một minh hoạ tiêu biểu cho những nỗ lực thổi bừng sức sống văn hoá Tây Bắc của khu du lịch Sun World Fansipan Legend, biến sản phẩm du lịch văn hoá địa phương dần trở thành thương hiệu để hấp dẫn du khách tìm về khám phá và trải nghiệm những giá trị tưởng như đã dần mai một theo thời gian.

Lê Hà

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top