Những nội dung quan trọng trong tuyên truyền về bầu cử Quốc hội

21:14 19/07/2016 - Pháp luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XiV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là sự kiện quan trọng của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân; là cơ hội để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Tập huấn cho phóng viên, biên tập viên báo chí về thông tin, tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại Hà Nội. Ảnh:TL

Tuyên truyền theo tiến độ của cuộc bầu cử Trước ngày 22/4/2016 cần tập trung tuyên truyền về tiêu chuẩn của người đại biểu dân cử; quyền bầu cử, ứng cử của công dân; về việc bảo đảm nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong việc hiệp thương xác định danh sách những người ứng cử; về quyền và trách nhiệm của người dân trong việc tham gia Hội nghị cử tri nơi cư trú và nơi làm việc của những người tham gia ứng cử.

Trong thời gian từ ngày 23/4 đến ngày 22/5, cần tập trung tuyên truyền về tiêu chuẩn của người đại biểu dân cử; về công tác vận động bầu cử; quyền và nghĩa vụ của cử tri; cách thức tiến hành bầu cử; không khí ngày bầu cử, diễn biến, tiến độ bầu cử ở các địa phương; tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bỏ phiếu, sáng suốt trong việc thực hiện quyền bầu cử, không bỏ phiếu thay cho người khác. Từ ngày 23/5 đến ngày 15/6, cần tập trung tuyên truyền về kết quả bầu cử; phản ánh dư luận trong nước và quốc tế về kết quả của cuộc bầu cử.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng Hội đồng Bầu cử quốc gia đề nghị Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí về công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, kịp thời chỉ đạo đấu tranh với những luận điệu sai trái về cuộc bầu cử.

Cụ thể, các cơ quan thông tấn, báo chí cần tập trung diện tích, thời lượng cho hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác bầu cử, có các hình thức thông tin, tuyên truyền sáng tạo, phong phú, đa dạng để thu hút sự quan tâm của cử tri; mở các chuyên đề, chuyên mục thường xuyên, định kỳ về bầu cử trong đó Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cần tổ chức đưa tin, phản ánh về các hoạt động bầu cử trong chương trình thời sự hằng ngày; Thông tấn xã Việt Nam cung cấp tin, ảnh về các hoạt động bầu cử phát trên các tuyến tin tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí khai thác, đưa tin.

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn cho phóng viên, biên tập viên báo chí về thông tin, tuyên truyền về bầu cử tại khu vực phía Bắc và phía Nam. Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin về bầu cử tới báo chí, trong đó cần: Nghiên cứu tổ chức các cuộc họp báo để thông báo đến các cơ quan báo chí trong nước và ngoài nước về tiến độ và kết quả của công tác tổ chức bầu cử.

Để góp phần vào thành công của cuộc bầu cử, công tác thông tin, tuyên truyền thời gian tới cần được đẩy mạnh, quyết liệt, kịp thời, rộng khắp hơn nữa và tập trung vào một số nội dung, nhiệm vụ quan trọng như: Tiếp tục tuyên truyền về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; quyền và nghĩa vụ của người ứng cử; quyền và nghĩa vụ của cử tri; các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử; tuyên truyền các nội dung và diễn tiến cụ thể về công tác chuẩn bị bầu cử trên phạm vi toàn quốc; phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp về công tác bầu cử; quá trình diễn ra và kết quả bầu cử của các ngành, địa phương, khu vực, vùng, miền trên toàn quốc; tuyên truyền về sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân đối với cuộc bầu cử. Chú trọng thông tin kết quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử, biểu dương kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, các vùng còn nhiều khó khăn, các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo; phản ánh không khí dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật, các hoạt động tự giác của cử tri và nhân dân tham gia bầu cử ra nước ngoài và sự quan tâm, dư luận tích cực của thế giới đối với sự kiện này của đất nước.

Tại cuộc họp gần đây, nhiều thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh các hình thức tuyên truyền về bầu cử cần sáng tạo và linh hoạt hơn nữa. Trong thời đại thông tin, nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phương tiện thông tin truyền thống vẫn có vị trí quan trọng đáp ứng nhu cầu của các loại đối tượng tuyên truyền khác nhau. Kết hợp các hình thức phương pháp tuyên truyền truyền thống với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại là giải pháp tốt nhất đưa thông tin, tuyên truyền về bầu cử đến với mọi tầng lớp nhân dân.

Vì thế, để thông tin, tuyên truyền về bầu cử đến với người dân hiệu quả, cần chú ý các hình thức sau: Sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể; hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng (nhất là báo nói và báo hình); hoạt động cổ động trực quan, văn hóa, nghệ thuật; hệ thống các trường lớp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể; sách, ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; hoạt động tiếp xúc cử tri; hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên... Mỗi hình thức tuyên truyền trên đây đều có những ưu điểm và hạn chế, cần linh hoạt lựa chọn hình thức phù hợp đối tượng tuyên truyền, địa bàn, thời điểm để khai thác tối đa ưu điểm từng loại hình.

Một trong những điểm rất đáng quan tâm được nhiều lãnh đạo bộ, ngành, thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia nhấn mạnh là cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ của các thế lực thù địch. Các thế lực thù địch và phản động thời gian qua đã tập trung mũi nhọn xuyên tạc cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Thủ đoạn quen thuộc của chúng là đưa ra những thông tin xuyên tạc về tính hợp pháp, hợp hiến của cuộc bầu cử; lợi dụng cuộc bầu cử kích động, khuấy động những vấn đề về dân chủ, cho rằng không có dân chủ thực sự trong bầu cử; lợi dụng những người chưa hiểu rõ các quy trình trong tự ứng cử để tác động dẫn tới các hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến ổn định chính trị; làm phân tâm và giảm sút niềm tin, xuất hiện tâm lý hoài nghi về tính dân chủ thật sự trong bầu cử, nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thành công của cuộc bầu cử.

Trên cơ sở kết quả Phiên họp thứ 3 của Tiểu ban Văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền, lãnh đạo Hội đồng Bầu cử quốc gia đề nghị các ban, bộ, ngành, cơ quan hữu quan chú trọng thực hiện các hoạt động để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XiV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo đúng Kế hoạch số 40/KH-HĐBCQG, ngày 29/1/2016 của Hội đồng Bầu cử quốc gia; Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW, ngày 15/1/2016 của Ban Tuyên giáo T.ư; và Kế hoạch số 151/KH-BTTTT, ngày 15/1/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.


Thái Trung
© Tạp chí Người Làm Báo số 387 - Tháng 5/1016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top