Nhật Bản phát triển dự án điện toán đám mây chính phủ

Chính phủ Nhật Bản sẽ phát triển dự án "Điện toán đám mây chính phủ" cho phép lưu trữ và chia sẻ trực tuyến dữ liệu thông tin hành chính cho người dùng theo phân quyền.

Để thực hiện dự án này, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ thành lập Hội nghị hợp tác liên kết công-tư trên cơ sở Luật thúc đẩy đảm bảo an ninh kinh tế được quốc hội nước này thông qua vào tháng 5/2022, với sự tham gia của một số tập đoàn công nghệ lớn như NTT Data, NEC, Fujitsu.

Mục tiêu quy mô dự án vào khoảng 500 tỷ Yen (3,62 tỷ USD), trong đó, giai đoạn ban đầu sẽ tập trung nghiên cứu phát triển kỹ thuật phòng ngừa lộ lọt thông tin và ngăn chặn virus máy tính.

Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy triển khai dự án điện toán đám mây đối với hệ thống hành chính cấp trung ương và cả cấp địa phương. Để đảm bảo tính bảo mật, chính phủ nước này dự kiến phân chia ba mức độ thông tin bao gồm: Những thông tin có mức độ bảo mật cao nhất như thông tin về thiết bị phòng vệ, đàm phán ngoại giao, đảm bảo an ninh...(mức độ 3); thông tin nếu lộ lọt sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người dân (mức độ 2) và thông tin công khai (mức độ 1).

Đối với những thông tin có mức độ bảo mật thấp, Chính phủ Nhật Bản chủ trương sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của các doanh nghiệp nước ngoài như Amazon, Google. Tuy nhiên, đối với các thông tin có độ bảo mật cao, Chính phủ Nhật Bản chủ trương sử dụng dịch vụ điện toán đám mây riêng tư và đám mây công cộng được phát triển bởi các doanh nghiệp trong nước nhằm giảm thiểu nguy cơ lộ lọt thông tin, tấn công mạng hoặc bị can thiệp từ bên ngoài. Dự kiến trong năm 2023, chính phủ nước này sẽ quyết định về tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết và tiêu chuẩn liên kết dữ liệu.

Chuyên gia Atsushi Osawa, nghiên cứu viên cao cấp tại tại Viện Nghiên cứu hòa bình Nakasone (NPI) cho rằng, xét ở góc độ an ninh kinh tế, việc các doanh nghiệp Nhật Bản tạo ra một hệ thống đáng tin cậy là quan trọng. Những nghiên phát triển trong thời gian tới sẽ đặt nền tảng then chốt cho sự phát triển trong tương lai.

Theo VTV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top