Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại địa phương

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh đang được xem là thứ ngôn ngữ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Chính vì vậy ở tất cả các cấp học, thời gian qua Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp giúp các em học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và nhiều kiến thức khác về ngôn ngữ.

Dự giờ, thăm lớp một tiết học ngoại ngữ ở trường tiểu học thị trấn Thanh Chương tỉnh Nghệ An

Khắc phục dần hạn chế yếu kém

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế, yếu kém trong việc dạy và học ngoại ngữ là do sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa khu vực đồng bằng, thành thị với vùng nông thôn, miền núi. Đặc biệt ở những địa phương vùng núi cao, xa xôi, hẻo lánh, nhiều học sinh nói chưa thạo tiếng kinh, đội ngũ giáo viên thừa, thiếu cục bộ ở các cấp học. Thầy giáo Phạm Viết Phúc, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn co biết: Năm học 2023 - 2024 toàn huyện chỉ có 17 giáo viên tiếng Anh. Do thiếu giáo viên nên huyện phải bố trí dạy liên trường (mỗi giáo viên dạy hai trường), kinh phí dạy thừa giờ được tính theo chế độ trợ giảng.

Hằng năm huyện đều có chỉ tiêu tiếp nhận giáo viên tiếng Anh nhưng không có hồ sơ để tuyển dụng. Thực tế dạy và học tiếng Anh hiện nay ở nhiều trường học của tỉnh chủ yếu là ngữ pháp, làm bài tập và đề thi nên chỉ tập trung vào việc đọc và viết. Điều này vô tình đẩy việc dạy nghe, nói (kỹ năng giao tiếp) xuống hàng thứ yếu, trong khi đó nhiều giáo viên dạy tiếng Anh có đầy đủ năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và phương pháp sư phạm giỏi. Để khắc phục tình trạng này, ngoài chủ trương của nhà Nước, nhiều đơn vị đã có những chính sách uyển chuyển, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Để khắc phục tình trạng trên, ngành giáo dục huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An hiện có 82 giáo viên dạy tiếng Anh trong đó cấp tiểu học có 61 giáo viên. Với số lượng này đã đủ cho việc dạy tiếng Anh ở hai cấp tiểu học và trung học cơ sở. Trình độ được chuẩn hóa, năng động và cởi mở, 100% giáo viên đều đạt chứng chỉ B2 trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chất lượng giáo dục được chú trọng bằng việc tập trung đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật dạy học, có tivi thông minh, phát âm bằng loa và giáo viên dạy bằng giáo án điện tử. Đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ nên khả năng thích ứng cho giáo viên cao hơn. Năm học 2022 - 2023 học sinh giỏi tiếng Anh của huyện Nghi lộc đứng thứ 6 toàn tỉnh.

Một tiết học tiếng Anh của Trường Trung học cơ sở thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Tạo được môi trường giao tiếp tiếng Anh

Ngày 23/72020, UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 2445/QĐ - UBND về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, đến năm 2025, 70% cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện triển khai chương trình làm quen vớ ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo. 100% số trường tiểu học có đủ điều kiện triển khai chương trình ngoại ngữ tự chọn cho lớp 1 và 2; 100% các trường phổ thông đủ điều kiện triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm và ít nhất 20% hoạc sinh các lớp 5,9 và 12 đạt được các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế sau khi tốt nghiệp từng cấp học.

Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, ngành giáo dục Nghệ An còn tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, sinh hoạt chuyên môn. Ngoài những giờ học chính khóa, các trường còn tăng cường rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Thầy giáo Trần Hà, Trưởng phòng giáo dục huyện Thanh Chương cho biết, năm học 2023 - 2024 trên 90% số trường của huyện có phòng học ngoại ngữ với bảng tương tác thông minh, 100% số lớp có tivi kết nối mạng internet. 04 em đạt học sinh giỏi tỉnh khối 9 và 40 lượt học sinh khối 5 đạt các chứng chỉ ngoại ngữ TOEIC và KET/PET.

Thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức đọc tài liệu song ngữ, sách chuyện… đã tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh, giúp các em hình thành, phát triển tốt các kỹ năng nghe, nói. Cô giáo dạy tiếng Anh - Trần Thị Nhung Trường THCS Quán Hành (Nghi Lộc) chia sẻ,  để bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi nhất ở hai cấp huyện và tỉnh liên tục nhiều năm, bản thân người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm trong đổi mới phương pháp dạy học bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nghe, nói để truyền đạt nội dung bài giảng tốt nhất cho học sinh.

Em Phạm Thái Anh Thư (thứ 2 bên trái) lớp 9B trường THCS thị trấn Mường Xén đạt giải Nhất môn tiếng Anh khối 9 năm học 2023 - 2024

Sự ra đời của 256 trung tâm ngoại ngữ (có giấy phép hoạt động) cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học tiếng Anh cho học sinh nhiều địa phương. Theo đánh giá của ngành Giáo dục Nghệ An, cùng với sự nỗ lực của từng đơn vị trường, hoạt động của các trung tâm này có tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường. Việc dạy tiếng Anh nghe, nói (kỹ năng giao tiếp) đang được tăng cường trong mỗi giờ học.

GS, TS Thái Văn Thành Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An cho biết, thời gian tới tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người để việc học ngoại ngữ trở thành phong trào rộng khắp trên toàn tỉnh, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, khuyến khích các cấp học liên kết với các trung tâm đào tạo tiến Anh có uy tín.  Bên cạn đó tích cực tham mưu xây dựng một số cơ chế, chính sách mở, huy động các nguồn lực, xã hội hóa, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và trung tâm đào tạo ngoại ngữ được tham gia vào quá trình dạy và học trong các nhà trường.

Hồng Sơn

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.