Năm tác phẩm được trao giải Khát vọng Dế Mèn

13:03 02/06/2022 - Văn hóa xã hội
Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn là giải thưởng nghệ thuật thường niên do báo Thể thao và Văn hóa sáng lập từ năm 2020 nhằm trao cho các sáng tác, trình diễn nghệ thuật dành cho thiếu nhi hoặc của thiếu nhi trong khoảng thời gian từ quý II năm trước đến tháng 5 năm trao giải.

8 tác phẩm lọt vào vòng chung kết giải Dế Mèn.

Tại Lễ trao Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 3/2022, Báo Thể thao và Văn hóa đã vinh danh 8 tác phẩm (chùm tác phẩm) văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi. Tại lễ trao giải cũng diễn ra chương trình đấu giá nghệ thuật thu về hàng trăm triệu đồng để hoàn thiện cơ sở vật chất cho điểm trường Huổi Khoang (xã Nậm Mằn, Sông Mã, Sơn La).

Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn là giải thưởng nghệ thuật thường niên do báo Thể thao và Văn hóa sáng lập từ năm 2020 nhằm trao cho các sáng tác, trình diễn nghệ thuật dành cho thiếu nhi hoặc của thiếu nhi trong khoảng thời gian từ quý II năm trước đến tháng 5 năm trao giải.

Mùa giải năm nay, có 89 tác phẩm, chùm tác phẩm dự thi với 60 bản thảo và 29 tác phẩm đã công bố hoặc xuất bản. Trong đó, có 9 chùm thơ, tập thơ hoặc series thơ nhiều tập; 19 phim hoặc series phim hoạt hình; còn lại là các tập truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết...

Ban tổ chức cho biết, so với các mùa giải năm 2020 và 2021, số lượng các tác phẩm dự thi ít hơn, nhưng vẫn phong phú về thể loại, tạo nên một bức tranh chung về văn học nghệ thuật “của thiếu nhi”, hoặc “vì thiếu nhi” trong năm xét giải. Bên cạnh những tác giả đã thành danh, ở mùa giải năm nay, đáng chú ý là một số tác phẩm do các em thiếu nhi chỉ mới 9-12 tuổi sáng tác. Các tác giả nhí đã tham gia nhiều vai trò hơn trong các tác phẩm dự thi, như viết bằng tiếng Anh, vẽ minh họa, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại…

Sau 2 vòng chấm chọn (vòng loại và vòng chấm điểm), Ban sơ khảo gồm 9 thành viên đã chọn được 8 tác phẩm (chùm tác phẩm) xuất sắc nhất để trao giải, gồm:

1. Biệt đội thám tử và Emma thảm họa (2 truyện dài của Quyên Gavoye, NXB Kim Đồng)

2. Cá Linh đi học (bản thảo truyện dài, Lê Quang Trạng)

3. Cơ Bản là Cơ Bản (truyện dài, Phạm Huy Thông, NXB Kim Đồng)

4. Đu đưa trên ngọn cây bàng (bản thảo truyện dài, Nguyễn Hoàng Diệu Thủy)

5. Trường học chẳng có gì vui? (truyện dài, Hải Nam, NXB Kim Đồng)

6. Bản thảo chùm truyện ngắn của Nguyễn Vũ An Băng (9 tuổi)

7. Chiếc dép thất lạc (sách tranh; Tác giả: Geralda De Vos (Bỉ) - Sofia Holt (Thụy Điển), dịch: Kim Ngọc; NXB Kim Đồng).

8. Covid trong mắt trẻ thơ (sách tranh, 7 tập; Lời: Thanh Tâm; Tranh: Thuần Nhiên - Hoàng Phương - Khôi Nguyên - Sinh Hùng - Nguyên An - Tú Uyên - Gia Linh - Trọng Hiếu; Chuyển ngữ: Thuần Nhiên - Sinh Hùng - Hoàng Phú - Hoàng Long; NXB Phụ nữ Việt Nam).

 Năm tác phẩm được trao giải Khát vọng Dế Mèn.

Từ 8 tác phẩm kể trên, Hội đồng giám khảo đã thảo luận và cho điểm, chọn 5 tác phẩm điểm cao nhất để trao 5 giải Khát vọng Dế Mèn (Cricket Desire), trị giá: 10 triệu đồng mỗi giải, cho (xếp theo thứ tự A, B, C tên tác phẩm):

1. Biệt đội thám tử và Emma thảm họa (2 truyện dài của Quyên Gavoye, NXB Kim Đồng)

2. Cơ Bản là Cơ Bản (truyện dài, Phạm Huy Thông, NXB Kim Đồng)

3. Đu đưa trên ngọn cây bàng (bản thảo truyện dài, Nguyễn Hoàng Diệu Thủy)

4. Bản thảo chùm truyện ngắn của Nguyễn Vũ An Băng (9 tuổi)

5. Chiếc dép thất lạc (sách tranh; Tác giả: Geralda De Vos (Bỉ) - Sofia Holt (Thụy Điển), dịch: Kim Ngọc; NXB Kim Đồng).

 Ban tổ chức trao 312 triệu đồng cho trường Huổi Khoang.

Cũng tại lễ trao giải, các vật phẩm đấu giá trước và trong sự kiện đã thu về được hàng trăm triệu đồng. Ban tổ chức cho biết, số tiền này sẽ được dành cho việc hoàn thiện cơ sở vật chất cho điểm trường Huổi Khoang (xã Nậm Mằn, Sông Mã, Sơn La).

Theo nhandan.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top